Cá Sấu đẻ trứng hay đẻ con là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi nuôi cá sấu, đặc biệt là nuôi làm cảnh. Cùng Việt Animal đi tìm câu trả lời cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!
Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con?
Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con? Câu trả lời là cá sấu là loài đẻ trứng, chứ không phải đẻ con. Chu kỳ sinh sản của cá sấu kéo dài trong suốt cả năm. Từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau là khoảng thời gian giao phối của cá sấu. Mỗi con cá sấu trung bình sẽ đẻ 1 lứa trong năm.
Bên cạnh câu hỏi cá sấu đẻ con hay đẻ trứng, thì nhiều người cũng thắc mắc mỗi lần cá sấu đẻ bao nhiêu trứng? Mỗi lần sinh sản cá sấu đẻ khoảng 20 – 40 trứng. Trứng cá sấu rất to và có lớp vỏ rất cứng. Cá sấu mẹ sau khi đẻ trứng xong sẽ nằm ấp cũng như bảo vệ trứng cho tới khi nở. Sau khoảng 2 tháng ấp trứng cá sấu sẽ nở thành con.
Tập tính sinh sản của cá sấu
Như vậy là bạn đã biết được con cá sấu đẻ trứng hay đẻ con rồi chứ? Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu về tập tính sinh sản của loài cá này nhé. Cá sấu trưởng thành khi nuôi được 4 đến 6 năm tuổi. Khi tới thời kỳ sinh sản bạn sẽ thấy cá sấu phát ra những âm thanh khá lớn nhằm thu hút con cái sinh sản.
Lúc này những con cá sấu đực thi nhau cất tiếng gọi thật lớn để thu hút bạn tình. Môi của cá sấu có bộ phận có thể cảm nhận được sự chuyển động trên mặt nước và giúp con cái tìm được người bạn phù hợp. Những con cá sấu có tiếng kêu lớn nhất sẽ được cá sấu cái chọn làm chồng.
Cá sấu đẻ trứng trên bờ và thường là những đống cát. Số lượng trứng sau khi đẻ còn tuỳ theo vào số lần đẻ, thông thường với lần đầu là 15 trứng. Những con cá sấu già có thể đẻ tới 70 – 80 trứng mỗi lần.
Trứng sau khi đẻ sẽ được cá mẹ ấp và khi nở cá sấu con chỉ có kích thước bằng ngón tay cái. Ngay sau khi nở cá sấu con nhanh chóng bỏ ra khỏi lớp vỏ với dáng vẻ chậm chạp, sau đó chúng chạy nhanh chóng để đi tìm mồi ăn.
Trong thời gian 2 năm đầu cá sấu phát triển cá chậm và sau đó chi của chúng phát triển nhanh chóng. Thời gian sinh sản của cá sấu kéo dài từ 30 – 40 năm.
Những câu hỏi thường gặp về cá sấu
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi nuôi cá sấu mà bạn có thể tham khảo:
Cá sấu có lưỡi không?
Cá sấu có lưỡi nhưng kích thước khá nhỏ và nằm sâu bên trong hàm. Do đó nhiều người lầm tưởng rằng cá sấu không có lưỡi. Tuy nhiên, lưỡi của cá sấu không có bất kỳ công dụng nào, chúng không thể thè ra hoặc cử động được giống như các loài bò sát khác.
Với chiếc lưỡi này khiến cá sấu không thể xỉa răng được, chính vì vậy chúng thường nhờ các loài chim tới để thực hiện công việc này. Việc có lưỡi không gây ảnh hưởng gì tới quá trình săn mồi của cá sấu. Vì vậy, cá sấu vẫn luôn là loài sát thủ nguy hiểm nhất tại đầm lầy và vùng ven sông.
Cá sấu hô hấp bằng gì?
Cá sấu là loài bò sát lưỡng cư và hoạt động hô hấp bằng phổi. Trong các loài bò sát thì cá sấu là loài có cơ quan hô hấp phát triển một cách hoàn thiện nhất.
Cá sấu cũng có thể sống được ở môi trường trên cạn và dưới nước, vì chúng có cấu tạo mũi rất đặc biệt. Lỗ mũi của cá sấu ở trên hàm và mõm, nên chúng hô hấp bằng cách nhấc mõm lên trên khỏi mặt nước. Những hốc mũi có tác dụng chặn van nước và chính điều này giúp cá sấu có thể lặn được xuống đầm nước sâu để bắt mồi mà không gây ảnh hưởng gì.
Thức ăn của cá sấu là gì?
Cá sấu là loài ăn động vật, thức ăn của chúng rất đa dạng gồm: Cá, thú, chim, thỏ, ếch, nhái… Khi xác định được con mồi cá sấu sẽ nhanh chóng dùng hàm răng lớn để xâu xé cắn nát.
Thông thường cá sấu sẽ nuốt chửng cá con mồi. Trong trường hợp con mối lớn chúng sẽ chia cho những con khác ăn cùng. Cá sấu là loài tiêu thụ thức ăn rất nhanh, chỉ sau 70 tiếng là chúng có thể tiêu hoá được một con nai hoặc con ngựa lớn.
Trên đây là những thông tin giải đáp về cá sấu đẻ trứng hay đẻ con. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cá sấu và có cách chăm sóc, nuôi hiệu quả nhất.