Tình trạng chó bị bệnh đường ruột cũng xảy ra nhiều nhưng cách điều trị như thế nào thì không phải ai cũng biết. Nếu không xử lý kịp thời thì dễ bị suy kiệt và có thể dẫn tới tử vong. Để làm rõ hơn về bệnh này thì vietanimal.com sẽ cung cấp thông tin nhiều hơn ở dưới đây.
1. Nguyên nhân gây nên chó bị đường ruột
Chó bị Bệnh Đường Ruột có nhiều nguyên nhân gây ra mà bạn phải hết sức chú ý tìm hiểu. Biết nguyên do thì mới có được cách chữa trị đúng giúp cho chó có sức khỏe trở lại bình thường. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Chó bị vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Một số loại vi khuẩn như Parvorirus, Care; có vi trùng như khuẩn E.coli, Leptospira, Samonella,…
- Chúng bị dị ứng với một số loại thực phẩm trên thực tế khiến đường ruột nhạy cảm và bị bệnh
- Thức ăn mang ra cho chó ăn đã có thể để lâu ngày, bị ôi thiu, bẩn, hỏng, biến chất nên gây đau ruột
- Thức ăn bị nhiễm chất độc, có nấm mốc độc hại, có chứa ký sinh trùng bên trong
- Chó được cho ăn quá nhiều đồ ăn khác nhau, tạo sự dư thừa khiến cho hệ tiêu hóa bị áp lực liên tục không tiêu hóa kịp cũng là nguyên nhân gây bệnh đường ruột
- Về thực hiện ăn uống hàng ngày có nhiều dầu mỡ rất dễ gây khó tiêu ở chó
- Thay đổi thức ăn đột ngột khiến chó ăn vào bị nhạy cảm và nhanh chóng đau bụng.
2. Dấu hiệu bệnh đường ruột ở chó
Đối với chó bị xuất huyết đường ruột thì sẽ có những dấu hiệu nhận biết. Bạn chỉ cần theo dõi hoặc để ý là có thể nhận ra được bất thường khác với tình trạng hàng ngày đời thường, cụ thể:
- Chó bị đường ruột đi ra máu, phân có màu bất thường, loãng và hôi thối, tanh
- Chó bị đường ruột bỏ ăn nhiều ngày, nôn nhiều lần ra dịch vàng nguy hiểm
- Chó bị ốm, sốt liên tục, cơ thể mệt mỏi, nằm bẹp một chỗ, không vui vẻ và chạy nhảy nhiều như thường ngày
- Bụng căng lên khó chịu, hay kêu la
- Đi đứng loạng choạng, không vững, mắt lờ đờ, có màu vàng, thần sắc bất ổn.
- Nhịp tim của chó bệnh bất thường và đập nhanh hơn khi khỏe nhiều, chừng 120-150 nhịp/phút, thở gấp.
Tìm hiểu thêm:
- chó bị chảy nước mũi
- cách chữa chó bị ho khạc tại nhà
- cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ
- dấu hiệu chó bị dại
- cách trị viêm da cho chó
3. Cách trị chó bị đường ruột
Bệnh đường ruột ở chó là một căn bệnh nguy hiểm cho nên không thể xem nhẹ được mà cần phát hiện sớm và liên hệ bác sĩ thú ý để điều trị ngay. Bạn nên cho chó uống nước để không bị thiếu quá nhiều. Thuốc trị đường ruột cho chó Anticholinergic cùng một số loại an thần Chlopromazin.
Cách chữa chó bị đường ruột tại nhà dùng điện giải để cấp nước, thải độc, thêm khoáng natri và kali ổn định cho đường ruột. Nếu chó không chịu uống thì có thể áp dụng bù nước và thuốc qua đường tiêm truyền. Các đường tiêm thuốc cho chó như Tiêm dưới da, Tiêm xoang bụng, Tiêm truyền tĩnh mạch.
Một số loại thuốc dùng để truyền dịch cho chó đang bị đường ruột như:
- Dung dịch về sinh lý đẳng trương: sinh lý dạng mặn (NaCl 0,9%), sinh lý ngọt (Glucose 5%), sản phẩm Lactate ringer.
- Dung dịch ưu trương: đường Glucose 10%, 30%
- Dung dịch cần thiết có lợi khác: đạm (Aminovit, Vimelyte-IV), chất khoáng (Vime Canlamin, Canxi-Magne), các loại vitamin tốt cho sức khỏe (Hematopan-B , K, Babevit, Depancy, Vimekat,…)
Nếu bị nặng hơn thì có thể mua thêm nước muối loãng và ống hút rửa ruột để làm sạch đường ruột cho chó. Tốt hơn hết là đưa chó tới phòng khám thú ý để được cứu chữa bởi bác sĩ có chuyên môn.
Thay đổi chế độ ăn uống, chỉ cho chúng ăn nhạt, thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, canh. Cho chúng nghỉ ngơi nằm một chỗ để hồi phục sức lực, quan tâm tới cách sinh hoạt thường ngày. Dọn dẹp sạch sẽ khay đựng thức ăn, chuồng, nơi ở của chúng, rửa sạch chỗ nôn và tiêu chảy tránh nhiễm khuẩn.
4. FAQ về bệnh đường ruột ở chó
Đường ruột là một căn bệnh nguy hiểm mà lại thường gặp, dưới đây là một số thắc mắc được giải đáp. Bạn có thể tham khảo thêm để biết cách điều trị:
Chó mắc đường ruột có chết không?
Chó bị viêm đường ruột không phải là bệnh nhẹ và theo thống kế có tới hơn 90% tử vong nếu chó bị nặng. Nhất là chó nhỏ từ 2-7 tháng tuổi cho nên tình trạng này không thể xem nhẹ.
Nếu bị đường ruột thì nên ăn gì?
Chó bị bệnh lúc này hệ thống tiêu hóa đang yếu cho nên cho ăn loãng như cháo, thịt băm nhuyễn. Chú ý kiêng mỡ, đồ tanh, đồ cứng, không ăn nội tạng, trứng, thức ăn đã để lâu cho tới khi khỏi bệnh, ổn định đường tuột. Chó bị viêm đường ruột cho uống nước đường, bổ sung thêm cho chó mau khỏe các loại Vitamin B1, ADE B Complex.
Bổ sung lợi khuẩn gì?
Có thể bổ sung ít lợi khuẩn cho chó để giúp bổ sung năng lượng và ổn định tế bào trong ruột. Cụ thể như bổ sung lợi khuẩn Probiotic bằng thực phẩm hoặc các chất có lợi khác.
Chó bị bệnh đường ruột nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ khỏe dần trở lại. Hiện nay với y học hiện đại và nhiều phòng khám thú y mở ra thì mọi người an tâm có thể chữa trị được bệnh này nếu được đáp ứng tốt. Hy vọng my-pet cung cấp thông tin hữu ích cho độc giả.