Một trong những căn bệnh mà chó hay mắc phải là chó bị tiểu đường. Với căn bệnh này thì nguyên nhân, dấu hiệu là gì để kịp thời tìm cách để điều trị kịp thời. Đối với những người đang tìm hiểu về căn bệnh này thì có thể theo dõi trong bài viết của vietanimal.com dưới đây.
1. Nguyên nhân chó bị tiểu đường
Chó có bị tiểu đường không – câu trả lời là có. Tình trạng chó tiểu đường có nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau. Bạn nên tìm hiểu để có thể tìm ra được vấn đề ở đâu và tránh cho những chú chó khỏe khác. Đồng thời tìm đúng được giải pháp khắc phục. Cụ thể:
- Tình trạng bị rối loạn tuyến tụy nên cơ thể chó không đủ tiết ra insulin.
- Việc sử dụng thuốc steroid quá nhiều, có nhiều hormone động dục, tiểu đường trong thời kỳ mang thai
- Do yếu tố môi trường tác động và chế độ ăn uống không được hợp lý
- Bệnh này do di truyền, bị viêm tụy mãn tính, do bị béo phì, do bị kích thích nhiều hormone sinh sản (chó cái)…
2. Dấu hiệu chó tiểu đường
Tùy từng giai đoạn mà bệnh tiểu đường ở loài chó sẽ có những dấu hiệu phát bệnh khác nhau. Phần bên dưới đây sẽ nêu cho mọi người cùng biết rõ được các dấu hiệu đó để kịp thời điều trị:
2.1. Dấu hiệu sớm của bệnh
- Chó uống nước nhiều hơn bình thường
- Chó hay bị đói, thèm ăn liên tục
- Chó đi tiểu nhiều lần
- Luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng
- Chó lười vận động, chó ngủ nhiều hơn bình thường
- Chi sau của chó yếu, hay run, hoạt động yếu và hay đi loạng choạng
- Chó thở ra có mùi hôi nặng hoặc có mùi trái cây bất thường
- Chó bị sút cân, hay run lẩy bẩy, chó lông rụng mỏng dần,…
2.2. Triệu chứng sau khi nặng của bệnh
Nếu chó tiểu đường bị phát hiện bệnh muộn và thể lực vốn yếu thì các dấu hiệu bất thường do suy yếu sẽ nặng hơn những chú chó biết bệnh sớm. Và đó cũng là thời điểm đáng lo ngại:
- Chó bị mắt mờ, bị đục thủy tinh thể
- Bị suy thận, cơ thể mệt mỏi, lười vận động chỉ thích nằm
- Chó bị mất kiểm soát bài tiết
- Chó ói mửa nhiều
- Chó bị nhiễm trùng về đường tiết niệu
- Bị hôn mô khi tăng đường huyết,…
3. Cách chữa trị chó tiểu đường
Với bệnh tiểu đường ở chó thì phải tìm cách chữa trị giúp chó có cuộc sống bình thường và khỏe mạnh hơn. Tốt nhất lên đưa chó đi khám bác sĩ thú y để đưa ra giải pháp chữa bệnh phù hợp. Hiện nay có các giải pháp cụ thể bao gồm:
- Tiêm insulin mỗi ngày: Với tình trạng chó tiểu đường thì có tiêm insulin dưới da mỗi ngày.
- Vận động thích hợp: Nên cho chó vận động thường xuyên nhẹ nhàng cho cơ thể được cân bằng, tránh hiện tượng bị giảm đường huyết đột ngột
- Cân bằng dinh dưỡng: Với người bị tiểu đường thì nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nên giảm lượng đồ ăn chứa đường, béo. Nên cho ăn nhiều đồ có chứa protein, chất xơ…
- Tái khám định kỳ: Trường hợp chó bị tiểu đường thì bạn cần thường xuyên cho chúng đi khám. Như vậy tình trạng kiểm soát tiểu đường ổn hơn.
Tìm hiểu thêm:
- cách chữa chó bị đi ngoài ra máu
- trị ghẻ cho chó bằng lá cây
- chó nôn ra thức an chưa tiêu
- chó bị ăn bả phải làm sao
- chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục đực
4. Cách phòng chống chó bị tiểu đường
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng chó bị tiểu đường mà bạn không thể phòng tránh hết. Nhưng vẫn có thể can thiệp phần nào để giúp chó nhà bạn tránh các tác nhân khách quan:
- Xây dựng chế độ ăn uống cho chó đủ chất, cân bằng các dinh dưỡng, tránh lượng đường quá nhiều
- Duy trì cân nặng phù hợp với chó, không nên cho ăn quá nhiều thừa cân
- Cho chó vận động thường xuyên để linh hoạt và tạo sự dẻo dai cho cơ thể.
- Cho chó đi thăm khám định kỳ để bác sĩ tư vấn về tình trạng hiện tại, những báo động sức khỏe sớm có sự can thiệp.
5. FAQ về chó tiểu đường
Bên dưới đây là phần giải đáp các thắc mắc về bệnh tiểu đường:
Dùng Insulin có tác dụng phụ là gì?
Việc chó sử dụng Insulin có nhiều tác dụng phụ nên chủ nuôi chú ý sử dụng cho chó theo hướng dẫn từ bác sĩ. Các tác dụng phụ như chó mệt, hay rùng minh, chán ăn, bị chuột rút chân,…
Kiểm soát bệnh tiểu đường kém gây biến chứng gì?
Nhiều biến chứng xảy ra với chó bệnh do kiểm soát bệnh tiểu đường kém. Do vậy phải tìm tới đúng địa chỉ y tế uy tín, quy mô để được bác sĩ thú y giỏi điều trị cho cún cưng. Cụ thể như:
– Mắc bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, mờ mắt
– Đau các dây thần kinh chân, bị loét, bị hoại tử ở chân
– Nhiễm trùng
– Thiếu máu cơ tim
– Cao huyết áp, gặp vấn đề về mắt, đau tim
– Tinh thần không ổn định
– Mắc bệnh về nướu
– Gặp vấn đề về dạ dày,…
Đối tượng dễ bị tiểu đường
Chó dễ mắc bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi không có ấn định nhiều ở độ tuổi nào. Còn chó từ 5 tuổi trở lên khi cơ thể chuyển hóa kém, già thì dễ gặp vấn đề béo phì và tiểu đường nhiều hơn.
Những thông tin của bài viết này gửi cho mọi người biết rõ về chó bị tiểu đường là bệnh gì. Làm rõ các vấn đề nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị bệnh thì mới giúp cho nhanh bình phục.