Chó nôn ra giun là bị gì? Cách chữa trị

Chó nôn ra giun khiến bạn lo lắng và không biết nguyên nhân vì sao? Liệu là tình trạng bình thường hay mắc các bệnh lý nguy hiểm. Trong khuôn khổ của bài viết này, My-pet sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi về chó nôn ra giun là bị gì và cách điều trị hiệu quả nhất. 

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH:

  • Chó nôn ra giun có thể do nhiễm giun đũa qua quá trình sinh hoạt và ăn uống. Có thể từ các vật chủ trung gian hoặc qua phân hay khi bú mẹ.
  • Chó nhiễm giun đũa sẽ gây ảnh hưởng đến nội tạng và mắt, kế tiếp là đến não, gan và phổi. Vì vậy, khi chó nôn ra giun hãy đưa chó đến Bác Sĩ Thú Y ngay.
  • Để tránh nhiễm giun đũa cho chó bạn cần hạn chế chó tiếp xúc với vật chủ trung gian; diệt chuột, côn trùng trong nhà; loại bỏ đồ ăn từa và tẩy giun định kỳ cho chó.

1. Chó nôn ra giun là bị gì? 

Chó nôn ra giun là bị gì? Dạ dày là nơi sinh sống của nhiều loại ký sinh trùng, phổ biến nhất là giun đũa được lây truyền trong quá trình ăn uống. Đó có thể là nhộng, gián, bọ hay dế và chó là loài rất dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng này. Khi chó bị nhiễm giun, thường thì sau 2 – 3 tháng mới có hiện tượng nôn ra giun kể cả khi không tiếp xúc với các vật chủ trung gian. Tác nhân chính là do nhiễm qua phân hoặc khi bú mẹ.   

Chó nôn ra giun là bị gì? 

Triệu chứng nhận biết chó bị nhiễm giun đũa rất đơn giản. Thường thì ở những chó con dễ bị nhiễm bệnh qua đường nhau thai và có thể gây viêm phổi, dẫn tới tử vong. Vì vậy, khi mua chó con bạn cần hết sức lưu ý tới dấu hiệu này. Nguyên nhân của tình trạng này là do tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc viêm ruột khi mới được khoảng 10 ngày tuổi. Trong trường hợp số lượng giun đũa nhiều sẽ gây nên hiện tượng: 

– Lười ăn, nôn mửa.

– Còi cọc, chậm lớn và có tình trạng khó chịu ở bụng. 

– Xảy ra tình trạng tắc nghẽn đường tiêu hóa, dẫn đến tử vong. 

Nếu thấy chó có hiện tượng trên cần đưa đi khám tại các cơ sở thú ý. Không nên tự ý điều trị tại nhà sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khi chó bị nhiễm giun đũa điển hình khác như: Phân có màu đen hoặc chảy máu tại âm đạo. 

2. Chó nôn ra giun có nguy hiểm không? 

Chó nôn ra giun có nguy hiểm không? Khi chó ăn phải trứng của giun đũa sẽ gây ảnh hưởng tới nội tạng và mắt. Sau đó, các ấu trùng giun đũa sẽ di chuyển tới não, gan và phổi của chó. Tuy nhiên, điều đáng nói là khi nhiễm phải tình trạng này chó lại không có bất kỳ triệu chứng điển hình nào để phát hiện. Hoặc có thể do ấu trùng di chuyển và gây nên tình trạng viêm tăng bạch cầu, dẫn tới gan to, đau bụng kèm theo ho. 

Đặc biệt giống chó mặt xệ có nguy cơ cao nhiễm các ấu trùng giun đũa. Vì vậy, nếu bạn đang sở hữu giống chó này cần có cách sớm nhận biết và phòng tránh hiệu quả. 

Chó nôn ra giun có nguy hiểm không? 

Tìm hiểu thêm:

3. Cách điều trị chó bị nôn ra giun hiệu quả

Chó nôn ra giun phải làm gì? Nếu thấy chó có hiện tượng nôn ra giun, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Xét nghiệm phân: Đầu tiên, cần liên hệ với bác sĩ thú y để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là gì và được kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành chẩn đoán, xác định xem bị nhiễm phải loại giun gì và có cách chữa trị hiệu quả nhất. 

– Dùng thuốc: Tùy theo từng trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị giun đũa hiệu quả nhất. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tẩy giun cho chó theo định kỳ. 

Thời điểm lý tưởng nhất để tẩy giun cho chó là khi được 2 tuần tuổi hoặc 3 tuần tuổi. Lúc này hệ miễn dịch của chó vẫn còn yếu nên dễ bị ốm. Sau đó, bạn có thể tiếp tục tẩy giun vào các tuần 4 – 6 – 8 tuần. Còn tới khi chó được trên 1 tuổi bạn có thể tẩy giun theo định kỳ mỗi lần một năm. Để tẩy giun cho chó bạn có thể áp dụng các cách sau:  

– Trộn đều thuốc cùng với đồ ăn: Cách đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện đó là trộn đều thuốc giun cùng với đồ ăn mà chúng yêu thích như thịt hay cá. Cách này có thể không lừa được một số chú chó khôn dễ đánh hơn. Trong trường hợp này bạn có thể áp dụng cách khác. 

– Cho ăn trực tiếp thuốc giun: Nếu cún yêu của bạn ngoan ngoãn thì có thể cho uống trực tiếp thuốc giun. Nhưng cần đảm bảo giữ chặt miệng, đặt viên thuốc và cho uống nước là xong. 

Cần lưu ý rằng, không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giun nào cho chó. Mà cần tham khảo chỉ định của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm và gặp tác dụng phụ không mong muốn. 

Cách điều trị chó bị nôn ra giun hiệu quả

4. Cách phòng tránh giun đũa cho chó

– Hạn chế cho chó tới khu vực có vật chủ trung gian, vì sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm giun. 

– Diệt chuột, côn trùng sạch sẽ tại nhà. Vì đây là những sinh vật gây truyền nhiễm giun sán cho thú nuôi trong gia đình. 

– Dọn sạch sẽ đồ ăn thừa, vì đây được xem là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng.

– Tẩy giun định kỳ cho chó. 

Hy vọng với những thông tin tư vấn ở trên sẽ giúp bạn trả lời được cho mình câu hỏi chó nôn ra giun là bị gì. Từ đó, sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được từng tình trạng bệnh của chó và có cách điều trị và phòng tránh giun một cách hiệu quả nhất. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây