Mèo bị động kinh là một tình trạng không hề hiếm gặp mà khi mắc phải khiến mèo có bất thường, thậm chí nguy hiểm nếu không được cứu chữa phù hợp. Chính vì vậy việc tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị rất cần thiết để hỗ trợ cho mèo khỏi. Bài viết của vietanimal.com bên dưới đây sẽ có nêu rõ về căn bệnh này.
1. Nguyên nhân mèo bị động kinh
Mèo động kinh cũng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị riêng để giúp mèo đỡ tình trạng này và khỏe mạnh trở lại. Các nguyên nhân chính:
- Mèo động kinh do vấn đề di truyền
- Mèo ăn phải chất độc ngấm vào cơ thể nên động kinh, lên cơn co giật
- Bị u não
- Mắc bệnh viêm não
- Mèo bị chấn thương ở đầu
- Động kinh nguyên phát do rối loạn vấn đề về hệ thần kinh,…
2. Dấu hiệu mèo động kinh
Tình trạng mèo động kinh không hề hiếm gặp và khi chúng mắc phải sẽ có những dấu hiệu khác hoàn toàn với mèo đang khỏe mạnh bình thường. Các triệu chứng phổ biến được nêu như bên dưới đây:
- Tình trạng co giật tự phát
- Mèo có vấn đề cứng cơ
- Chúng khó ăn uống, mệt mỏi, nằm một chỗ
- Đi đứng mất thăng bằng, loạng choạng
- Hiện tượng bị tăng thông khí
- Chó bị hiếu động, mất kiểm soát
- Lo lắng, bồn chồn….
3. Cách chẩn đoán tình trạng mèo động kinh
Mèo bị động kinh thì cần phải đưa chúng tới bác sĩ thú y để kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm. Bác sĩ sẽ kiểm tra sơ lược về tình trạng của mèo và lựa chọn cách thức xét nghiệm phù hợp.
Cụ thể như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, chụp X quang điện não đồ,…Từ kết quả đó thì tiến hành chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Tìm hiểu thêm:
- mèo uống nhiều nước có tốt không
- tại sao mèo con không chịu bú mẹ
- có nên tắm cho mèo con
- mèo bị rụng lông từng mảng
- cách cắt móng cho mèo
4. Cách điều trị mèo động kinh
Mèo mắc tình trạng này cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt thì chúng mới hồi phục và khỏe lại được. Nhà có nhiều cửa nên đóng các cửa cẩn thận, cất gọn những vật dụng có thể gây hại cho mèo khi chúng mất kiểm soát. Nhanh chóng đưa mèo tới bác sĩ thú y để có biện pháp can thiệp kịp thời, bởi tự chữa trị tại nhà không hiệu quả.
Tình trạng động kinh nguyên do là bị khối u ảnh hưởng thì cần phải can thiệp phẫu thuật loại bỏ khối u này. Phải xử lý triệt để tận gốc nguyên nhân mèo động kinh thì mới chấm dứt được tình trạng co giật, mất kiểm soát.
Bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc điều trị chứng co giật động kinh cho mèo. Thường là các thuốc như phenobarbital, kali bromua (KBr),… Những thuốc này có hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, cho chúng uống hàng ngày. Tùy từng tình trạng mà bác sĩ sẽ có lời tư vấn sử dụng riêng từng thuốc hoặc kết hợp với nhau.
Phải kiểm tra nồng độ thuốc thường xuyên, nhất là khi liều lượng tăng hoặc giảm. Thuốc chống co giật sẽ có tác dụng phụ nhất định như ảnh hưởng tới chức năng của gan. Cho nên sau một thời gian dùng thuốc thì hãy cho mèo đi kiểm tra gan xem mức độ ảnh hưởng gì để điều chỉnh kịp thời.
Khi mèo lên cơn động kinh thì có một số việc không nên thực hiện những hành vi sau:
- Không giữ đầu hoặc quá chặt cơ thể chúng có thể khiến chúng gãy cổ
- Không ép chúng ăn hoặc uống có thể khiến mèo bị sặc, ngạt, hóc
- Không chùm nó với tấm khăn, chiếc chăn lớn có thể khiến chúng không phản ứng, bị ngạt.
FAQ cách điều trị mèo động kinh
Một số câu hỏi giải đáp về vấn đề mèo động kinh:
Các phương pháp sử dụng chẩn đoán mèo động kinh
Bên dưới đây sẽ nêu ra các phương pháp y khoa thường được các bác sĩ chẩn đoán mèo động kinh:
– Phương pháp chẩn đoán
– Thu thập thông tin lịch sử về mèo trước đó
– Kiểm tra trạng thái mèo bằng mắt thường, sờ vào người để biết rõ chúng co giật
– Siêu âm vùng bụng.
– Thủng dịch não tủy.
– Tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc MRI.
– Tâm đồ.
– Phân tích nước tiểu thu thập từ mèo
– Làm điện não đồ.
– Chụp X-quang.
– Phân tích sinh hóa máu.
Thuốc điều trị chứng động kinh cho Mèo
Cho mèo đi khám bác sĩ và nếu có dùng thuốc thì sử dụng theo hướng dẫn. Liều lượng và thời điểm dùng thuốc cần theo đúng hướng dẫn để kiểm soát tình trạng tốt. Khi mèo cải thiện thì từ từ dừng thuốc, không dừng đột ngột gây nguy hiểm cho mèo. Một số dòng thuốc hay dùng đặc trị động kinh:
– Phenobarbital
– Levetiracetam (Keppra)
– Zonisamide
– Diazepam (Valium)
– Potassium Bromide
Cách phục hồi mèo động kinh
Tình trạng mèo động kinh nếu đã theo liệu trình của bác sĩ thì cần phải thực hiện đúng. Bác sĩ thú y theo dõi, cho dùng thuốc phù hợp với tình trạng để kiểm soát không khiến mèo tiếp diễn việc co giật thêm. Khi cải thiện bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng thuốc thấp hơn, tới liều lượng tối thiểu thì dừng. Đồng thời bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tập luyện, cho mèo ăn uống và sinh hoạt để mèo hoạt động ổn định trở lại.
Những thông tin từ vietanimal.com đã nêu được về tình trạng mèo bị động kinh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị. Nếu như bạn nắm rõ thông tin thì có hướng để chăm sóc giúp chúng khỏe hơn trước.