Nhiều người phân vân về vấn đề mèo bị gãy chân có tự lành được không? Dấu hiệu gãy chân là gì, xử lý như thế nào để đảm bảo mèo phục hồi trở lại. Những vấn đề này ở mèo sẽ được vietanimal.com giải đáp chi tiết bên dưới đây.
1. Mèo bị gãy chân có tự lành được không?
Theo bạn thì mèo bị gãy chân có tự lành được không? Có rất nhiều nguyên do khác nhau gây nên tình trạng bị gãy xương bởi mèo là một loài vật linh hoạt, thường xuyên chạy nhảy lung tung. Cho nên việc bị gãy chân cũng hay bị xảy ra. Đôi chân của mèo giống như lò xo giảm sốc, khi nhảy từ trên cao xuống thì mèo sẽ sử dụng đôi chân đáp đất, cho nên nếu không cẩn thận có thể gãy chân.
Hoặc mèo bị tai nạn, vật nặng đụng vào chân có thể gây nên gãy chân. Chân trước hay chân sau bị gãy thì đều là tình trạng bị nặng. Về kết cấu của xương chân khi bị gãy thì không thể nào tự lành lại được nếu không có sự can thiệp của y khoa. Vì thế khi mèo gãy chân thì bạn cần phải đưa đi chữa trị, không nên để kệ mèo tự lành. Mèo con bị gãy chân có tự lành được không thì cũng là không, giống như mèo trưởng thành.
2. Dấu hiệu mèo bị gãy chân
Khi bị gãy xương thì chắc chắn mèo không được bình thường đi lại, chạy nhảy. Dưới đây là một số các dấu hiệu rõ rệt mà bạn có thể nhìn thấy và nhận ra bị gãy chân như sau:
- Chân mèo đi khập khiễng
- Mèo nằm một chỗ, không di chuyển đi lại linh hoạt
- Khó khăn trong việc vận động
- Chân bị sưng lên, biến dạng như cong chân, dài ra hoặc ngắn lại
- Mèo hay kêu la nhiều, hay dùng lưỡi liếm nhiều vào chân đau
- Chán ăn, ăn ít lại, gầy xọp, lông xù
- Mệt mỏi, ốm đau, khác biệt hoàn toàn so với ngày thường khỏe mạnh.
Lúc này mèo không muốn có người nào đó bế đi sẽ khiến cho chân càng bị đau hơn vì đã bị gãy xương. Và cơ thể mèo đau, tâm trạng căng thẳng cho nên sẵn sàng có thể cào, cắn con người tiếp cận hoặc đụng vào người.
Tìm hiểu thêm:
- mèo con không chịu ăn
- chân mèo bị sưng mủ
- đuôi mèo bị gãy
- mèo bị đau 1 chân sau
- mèo kêu không ra tiếng
3. Cách xử lý mèo bị gãy chân
Gãy chân là một tình trạng bị tổn thương nặng cho nên cần phải xử lý nhanh chóng, kịp thời. Và dưới đây my-pet sẽ hướng dẫn cho mọi người biết về cách thức xử lý:
Khi mèo có những dấu hiệu cho biết đang bị thương ở chân thì lấy 2 mảnh gỗ nẹp chân lại, buộc vải tạm thời rồi nhanh chóng đưa tới bác sĩ thú y để kiểm tra. Bác sĩ áp dụng biện pháp chụp X quang phim xác định rõ vị trí, tổn thương như thế nào.
Nếu mèo gãy chân do tai nạn, xương chỉ bị gãy mà vẫn còn dính nhau mà không lìa hẳn thì bác sĩ sẽ băng bó xương cho chân mèo. Chân sẽ được cố định băng bó trong 1-3 tuần rồi sau đó tháo ra là chân có thể dần bình phục lại.
Chân mèo bị gãy nặng, xương lìa hẳn đi thì bác sĩ sẽ sử dụng cây đinh dài. Thực hiện xuyên đinh qua 2 lớp xương đã bị gãy để giữ nối xương liền lại với nhau và băng bó lại.
Trường hợp xương gãy nặng bị lìa hoặc mất một phần xương chân thì cần phải sử dụng dịch vụ ghép xương. Lúc này không cần phải bó bột chân mà cần lựa chọn phương pháp nối ghép xương thực hiện hỗ trợ cố định xương bị gãy. Với phương pháp phẫu thuật cần dụng cụ hiện đại và bác sĩ có chuyên môn tốt. Cho nên bạn cần tìm tới bệnh viện hoặc phòng khám thú y uy tín để thực hiện cho mèo cưng.
Ca gãy xương chân mèo bị nặng thì cần phải đóng đinh cố định lại xương, sau đó tiến hành băng bó lại để ngăn các tác động bên ngoài. Điều này giúp cho mèo cưng của bạn có thể nhanh lại vết gãy hiệu quả nhất.
4. FAQ khi mèo bị gãy chân
Mèo cưng bị gãy chân thì bạn có thể tham khảo thêm các thắc mắc bên dưới đây để tìm hiểu thêm:
Mèo bị gãy chân có để lại tật không?
Nếu như khi bạn xác định được mèo cưng bị gãy chân mà chỉ chăm sóc tại nhà, không đưa đi bác sĩ chữa trị thì có thể bị tật. Chân gãy không sửa được, đi khập khiễng về sau.
Chữa gãy chân bao lâu thì lành?
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng gãy nặng hay nhẹ mà thời gian điều trị bệnh sẽ khác nhau. Nếu gãy chân thông thường thì bó bột khoảng 1-2 tuần chân là có thể dần phục hồi và chăm sóc tại nhà thêm 1-2 tuần nữa. Trung bình từ 12-16 tuần xương mèo sẽ liền thành 1 khối, về cơ bản hồi phục hoàn toàn.
Chăm sóc mèo tại nhà ra sao?
Khi mèo can thiệp y tế tại phòng khám xong đưa về nhà thì cần chăm sóc cẩn thận. Cho mèo nằm yên một chỗ khỏe mạnh, tránh vận động mạnh làm tổn thương vết gãy. Lựa chọn chế độ ăn uống đủ các dưỡng chất để bồi bổ sức mạnh cho mèo. Cho mèo tắm nắng sáng sớm để cung cấp vitamin, canxi cho xương nhanh liền và chắc khỏe. Tránh không để mèo chạy nhạy hoặc tiếp cận gần với môi trường bẩn để không gây thêm tác hại khác.
Với những thông tin cung cấp này thì mọi người đã biết được mèo bị gãy chân có tự lành được không rồi. Không thể coi nhẹ tình trạng tổn thương này, nhất định mèo cần phải đưa đi gặp bác sĩ chữa trị.