Rêu Pelia là loài rêu có sức sống mãnh liệt trước mọi điều kiện thời tiết, đó là lý do vì sao loài rêu này được nhiều người ưa chuộng nuôi làm cảnh. Cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc rêu Pelia đẹp dưới đây cùng Việt Animal nhé!
Kỹ thuật khi trồng rêu Pelia
Để có cách trồng rêu Pelia mini hiệu quả nhất, bạn cũng cần nắm rõ được những thông số kỹ thuật cơ bản dưới đây:
– Môi trường sống : Rêu Pelia có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới thuộc châu Phi và châu Á, chúng phát triển bằng cách gắn chặt vào thân rễ. Loài rêu này có tập tính phát triển trên đá tại những con sông khô cạn.
Yêu cầu về bể chứa và thông số nước
Để nuôi rêu Pelia bạn cần đảm bảo được kích thước hồ tối thiểu khoảng 10 lít.
– Nước, nhiệt độ, độ cứng và độ ph của rêu Pelia dao động khoảng 20 – 24 độ C. Ở điều kiện tự nhiên rêu Pelia phát triển tốt trong môi trường có nhiệt độ lạnh.
– Độ pH dao động từ 6.0 – 8.0
– Độ cứng của nước: Mặc dù rêu Pelia có khả năng chịu độ cứng của nước tốt, tuy nhiên vẫn nên ưu tiên môi trường nước mềm và dao động khoảng 0 – 8 đGH.
– Ánh sáng: Rêu Pelia phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng trung bình hoặc ánh sáng yếu
– Lưu lượng nước: Phù hợp với tốc độ nước chảy ở mức trung bình và nếu nước quá cao sẽ khiến rêu trôi nổi hoặc bị gãy.
– CO2 và tăng trưởng: Khi trồng rêu Pelia bạn không cần phải phun CO2, vì chúng có khả năng sinh trưởng khá tốt. Rêu Pelia có tốc độ phát triển nhanh ngay cả trong điều kiện không có phân bóng và CO2.
Cách trồng rêu Pelia mini và nhân giống
Cách trồng rêu Pelia khá đơn giản và bạn có thể uốn thành nhiều hình dáng khác nhau để tăng tính thẩm mỹ cho bể thuỷ sinh. Có thể ghép rêu Pelia nổi trong bể cho tới khi lắng xuống. Hoặc sáng tạo bằng cách gắn rêu vào những đồ dùng trang trí như lũa, đá, hoặc đường ống.
Rêu Pelia dính chặt trên bề mặt gỗ, nhưng bạn có thể dễ dàng lột ra hoặc dán vào những phần nhỏ của gỗ hay lũa, như vậy nhìn rêu sẽ đẹp như mọc tự nhiên.
Trong một số trường hợp bạn có thể buộc rêu Pelia vào tấm thảm hoặc tấm lót, rồi đặt trên giá thể sẽ dễ trồng hơn là đặt trên sỏi trực tiếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể gắn rêu Pelia trên các gờ của cửa kính bể thuỷ sinh bằng cách sử dụng ống hút. Điều đó sẽ giúp cho bể thuỷ sinh của bạn đẹp tựa như một bức tranh nghệ thuật vật.
Có thể nhân giống rêu Pelia bằng cách phân chia. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần ngắt những phần nhỏ của rêu vào khung cứng chúng sẽ nhanh chóng phát triển thành cây mới. Tuy nhiên cần đảm bảo khử trùng rêu trước khi trồng bằng cách nhúng với muối hoặc thuốc trước khi đặt vào trong bể. Mục đích của việc làm này là loại bỏ những loại vi khuẩn gây hại cho rêu.
Những vấn đề thường gặp khi trồng rêu Pelia
– Tốc độ tăng trưởng: Rêu Pelia cần nhiều thời gian để thích nghi với môi trường sống mới, có thể là vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng. Tuy nhiên, nếu có môi trường sống phù hợp rêu Pelia có tốc độ phát triển nhanh chóng.
– Tan chảy: Rêu Pelia sẽ nhanh chóng tan nếu sống trong môi trường nước không ổn định. Vì vậy, bạn không nên thay đổi ánh sáng một cách đột ngột hoặc quá mạnh.
– Khó gắn: Rêu Pelia không có rễ, chính vì vậy bạn nên sử dụng các rhizoids nhỏ để trang trí. Lưu ý chỉ nên buộc lỏng và nếu buộc quá chặt sẽ làm gãy thân rêu hoặc bị chết.
– Tảo: Rêu Pelia thường bị tảo tóc mọc trùm lên trong điều kiện nước cứng. Chính vì vậy khi trồng rêu Pelia bạn nên chú ý tiêu diệt tảo trước rồi mới đặt rêu vào.
– Nhạy cảm với Seachem Excel: Tuy Seachem Excel không thể tiêu diệt được rêu Pelia, nhưng chúng sẽ cản trở sự phát triển của loài rêu này. Vì vậy bạn cần loại bỏ Seachem Excel ra khỏi bể thuỷ sinh trước khi trồng rêu.
Trên đây là hướng dẫn cách trồng rêu Pelia đơn giản và hiệu quả nhất. Việt Animal mong rằng sẽ giúp bạn dễ dàng nhân giống được loài rêu thuỷ sinh tuyệt đẹp này và trang trí cho bể hoặc hồ cá của gia đình mình nhé!