Rùa bị Stress: Dấu hiệu và Cách điều trị

Rùa bị stress có thể do về nhà mới hoặc do bệnh lý gây nên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của rùa. Vậy dấu hiệu nhận biết rùa bị stress thế nào và cách điều trị ra sao? Cùng Việt Animal đi tìm câu trả lời cụ thể qua bài viết sau.

Dấu hiệu nhận biết rùa bị stress 

Khi rùa bị stress bạn sẽ thấy chúng có những dấu hiệu điển hình như:

– Rùa luôn có cảm giác run sợ và không có tâm lý bình thường. 

– Thường xuyên nép mình hoặc ẩn mình. Một số trường hợp rùa rụt hết phần cổ vào trong mai.

– Khi rùa bị stress bạn sẽ thấy chúng dễ tấn công những con vật khác khi sống cùng. 

– Rùa bị căng thẳng sẽ có những dấu hiệu không bình thường.

– Một số trường hợp rùa bị stress có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn so với thường ngày.

Cách điều trị rùa bị stress thế nào?

Rùa bị stress lâu ngày có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển, chính vì vậy việc điều trị căng thẳng là vô cùng cần thiết. Vậy cách điều trị rùa bị stress thế nào là hiệu quả nhất?

Cách chữa rùa bị căng thẳng được nhiều lựa chọn hiện nay đó chính  là cho rùa uống vitamin C (axit ascorbic). Tác dụng là giảm tình trạng mắc bệnh scurvy và giảm căng thẳng. Vitamin C có cơ chế hoạt động là trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp hormone ở tuyến thượng thận và kiểm soát việc sản xuất corticosterone, giảm khả năng bài tiết.

Khi rùa bị căng thẳng ở mức độ cấp tính, khi cung cấp đầy đủ hàm lượng vitamin C sẽ giảm nồng độ corticosterone trong máu. Khi đó sẽ có hiệu quả trong việc lưu trữ cũng như chuyển hoá chất, từ đó hỗ trợ cho quá trình tăng cường cũng như miễn dịch. Điều đó sẽ làm giảm những triệu chứng căng thẳng ở rùa và tăng khả năng miễn dịch.

Vì khi rùa bị căng thẳng sẽ làm suy giảm chức năng miễn dịch và giảm tế bào bạch cầu. Chính vì vậy khi bổ sung vitamin C sẽ cải thiện hệ miễn dịch của rủa cũng như khôi phục khả năng thực bào trong tế bào bạch cầu. Hàm lượng vitamin C ở trong thức ăn của rùa dưới 9 mg / kg. Do đó nên bổ sung vitamin ở tỷ lệ 500 – 900 mg/kg trong thức ăn của rùa. Trong trường hợp độ tinh khiết của vitamin C cao và ổn định, bạn có thể điều chỉnh lên 4g/kg để điều trị chứng căng thẳng ở rùa.

Cách phòng ngừa rùa bị stress hiệu quả

Rùa bị stress vừa ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, vừa tác động tới tỷ lệ bạch cầu trong cơ thể. Vì vậy ngoài điều trị bạn cũng nên có cách phòng tránh tình trạng căng thẳng ở rùa sao cho hiệu quả nhất.

Để phòng ngừa tình trạng căng thẳng ở rùa, bạn cần thay đổi môi trường sống của rùa. Nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, thay nước và sử dụng chất khử trùng. Bên cạnh đó nên phân loại thức ăn sao cho phù hợp với nhu cầu của rùa và giúp chúng phát triển cũng như sinh sản tốt. Khi đảm bảo được sự cân bằng giữa sinh thái và môi trường bên ngoài sẽ làm giảm được sự xuất  hiện những dấu hiệu căng thẳng của rùa.

Bạn cũng nên cải thiện sự cân bằng sinh thái ở mức độ vi mô trong cơ thể của rùa. Phương pháp hiệu quả là bổ sung vitamin cùng các chế phẩm sinh thái vi sinh trong chế độ ăn uống để rùa được khoẻ mạnh hơn, hệ tiêu hoá cũng được ổn định.

Một số lưu ý nuôi rùa cảnh luôn khỏe mạnh

– Không nên cho rùa ăn các thực phẩm từ sữa như: Phô mai, sữa chua… sẽ gây rối loạn tiêu hoá cũng như gặp các bệnh lý không tốt cho sức khỏe. 

– Cung cấp protein 2 – 3 ngày/lần để tránh tình trạng rùa bị dư thừa hàm lượng protein.

– Tránh cho rùa ăn các loại thịt nướng, thịt sống, rau diếp cá, bánh mì kẹp, thức ăn có chứa gia vị…

– Khi cho rùa ăn bạn cũng nên cắt thức ăn thành từng miếng, vì răng rùa rất yếu không thể xé được bằng hàm.

– Lựa chọn các loại thức ăn tươi cho rùa và chỉ nên cho ăn ở mức độ vừa đủ, tránh ăn quá nhiều. 

– Dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ sau khi cho rùa ăn.

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết rùa bị stress, cách điều trị và phòng tránh hiệu quả. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn chăm sóc rùa cảnh của mình một cách khỏe mạnh, ít bệnh tật.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây