Rùa đẻ trứng hay đẻ con? Bao lâu thì nở? Quá trình sinh sản

Đã bao giờ bạn thắc mắc rùa đẻ trứng hay đẻ con chưa? Cùng Việt Animal đi tìm câu trả lời và tìm hiểu về quá trình sinh sản của loài rùa qua bài viết sau nhé.

Rùa đẻ trứng hay đẻ con?

Với câu hỏi rùa đẻ trứng hay đẻ con, thì câu trả lời đây là loài đẻ trứng. Rùa là loài sinh sản trên cạn và thụ tinh ở trong. Thời gian rùa thụ tinh khoảng 6 tháng, chính vì vậy khi nuôi rùa sinh sản thường tỷ lệ con đực sẽ ít hơn so với con cái. Mùa sinh sản của rùa là dịp đầu thu và cuối xuân. 

Trứng rùa bao lâu thì nở?

Trứng rùa sau khi đẻ sẽ được ấp trong khoảng 45 đến 60 ngày thì nở thành rùa con. Đó là thời gian ấp đối với rùa sống ngoài môi trường tự nhiên. Với rùa nuôi sinh sản thời gian trứng nở còn tuỳ theo vào cách setup nhiệt độ và chuồng nuôi.

Quá trình sinh sản ở rùa thế nào?

Điều đặc biệt về tập tính sinh sản của loài rùa đó là, thường đẻ nhiều vào những ngày trời sấm chớp và mưa nhiều. Do đó, để tìm trứng rùa bạn có thể tới các ven đầm ao hồ, bãi sông sẽ thấy vết đào ổ đẻ trứng của rùa. Trứng rùa sau khi đẻ thường được xếp lần lượt từ dưới lên trên và dính vào nhau.

Sau khi đẻ xong rùa mẹ sx bò xuống nơi gần tổ nhất để trông giữ và nghỉ ngơi. Số lượng trứng rùa sau khi nở còn tùy theo vào từng trọng lượng của rùa. Cụ thể:

– Rùa có trọng lượng khoảng 2kg, mỗi lần đẻ từ 10 đến 15 trứng. Sau 5 – 7 ngày sẽ giao phối. 

– Rùa cái có trọng lượng từ 4 – 5kg sẽ đẻ từ 4 – 5 lần trong năm. Mỗi lần đẻ khoảng 400 trứng.

Mùa sinh sản của rùa ở miền Bắc từ tháng 4 đến tháng 9, chủ yếu là các tháng 5, 6 và 7 và thời gian đẻ kéo dài tới hết tháng 10. Trứng rùa có kích thước từ 17 – 20mm, trọng lượng khoảng 6 – 6,5g/quả. Nhiệt độ thích hợp để rùa đẻ trứng là từ 25 đến 32 độ C.

Kinh nghiệm nuôi rùa sinh sản hiệu quả

Để nuôi rùa sinh sản hiệu quả bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm dưới đây:

– Chọn giống: Nên chọn mua giống rùa sinh sản ở nơi uy tín. Lựa chọn những con to, đều nhau, không bị dị tật, khỏe mạnh và đảm bảo tỷ lệ 5 cái : 1 đực.

– Thức ăn: Nguồn thức ăn khi nuôi rùa sinh sản rất quan trọng, có thể cho rùa ăn các loại như: Khoai lang, rau cải bắp, đầu cá, bí đỏ…

– Chuẩn bị ao: Nên thiết kế ao nuôi rùa sinh sản với 1/3 cạn và 2/3 nước kết hợp trồng thêm cây để tạo bóng mát. Ngoài ra, bạn cũng nên đổ máng cát để rùa đẻ. 

– Chăm sóc: Rùa là loài ăn ít, vì vậy bạn có thể cho ăn 2 ngày/lần. Chỉ cần mua rau về thả vào chuồng nuôi hoặc thái nhỏ.

– Phòng bệnh: Rùa là loài có sức sống tốt và rất ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, khi nuôi rùa bạn cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thường xuyên không nên để nước quá bẩn sẽ khiến rùa bị ghẻ. 

– Mùa sinh sản: Thời gian rùa sinh sản từ tháng 2 tới tháng 7 Âm lịch. Rùa thường bò lên máng cát đẻ, sau đó người nuôi sẽ nhặt trứng và mang đi ấp.

– Cách ấp trứng rùa: Để ấp trứng cho rùa cần xây phòng với diện tích phù hợp theo số lượng trứng. Có thể xây chuồng có diện tích dài 2m và rộng 1,2m, nên xây kín kết hợp với thắp bóng điện. Nhiệt độ thích hợp để ấp trứng rùa là từ 32 – 33 độ C. 

Lưu ý phần đáy máng cát ấp trứng nên tráng xi măng và xếp trứng vào rồi phủ cát dày khoảng 2cm. Hàng ngày tưới phun sương để tạo độ ẩm cho chuồng nuôi rùa. Sau khoảng 60 ngày rùa sẽ cắn vỏ và bò ra lớp vỏ.

– Chăm sóc rùa sau khi nở: Rùa con khi mới nở bạn cho vào trong bể kính và cho ăn bo bo, trùn chỉ. Sau khoảng 2 tháng rùa cứng cáp có thể thả ra ao để nuôi.

Như vậy là bạn đã biết được rùa đẻ trứng hay đẻ con cũng như quá trình sinh sản của loài rùa rồi chứ? Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tập tính sinh sản của loài rùa và có cách nuôi hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây