Tắc kè hoa là loài bò sát có ngoại hình đẹp cuốn hút và có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, cũng như chế biến thành các món ăn ngon. Cùng Việt Animal tìm hiểu về đặc điểm, cách nuôi, thức ăn và giá tắc kè hoa qua bài viết sau.
Tắc kè hoa là con gì?
Tắc kè còn được gọi là cáp giải hay đại bích hổ, thuộc loài bò sát và ưa sống ở khu vực rừng núi. Môi trường sống của tắc kè chủ yếu ở các kẽ hở đất, gốc cây, hốc đá. Tắc kè hoa hoạt động nhiều vào mùa ấm, trong những ngày trời đông chúng nhịn ăn và hầu như chỉ ngủ đông.
Tắc kè hoa được nuôi để ngâm rượu, chế biến các bài thuốc và nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Món ăn từ tắc kè hoa không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khoẻ, vì vậy loài bò sát này được ưa chuộng nuôi hiện nay.
Đặc điểm nhận biết tắc kè hoa
Để nhận biết tắc kè hoa bạn có thể dựa vào các đặc điểm nổi bật dưới đây:
– Nổi bật nhất là thân hình có nhiều màu sắc đẹp sặc sỡ. Tắc kè có khả năng đổi màu da vô cùng linh hoạt với các màu xanh lá cây, xanh ngọc, vàng. Tắc kẽ cũng có thể đổi sang màu hồng, da cam, đỏ hoặc xanh dương tùy theo cảm xúc của chúng. Đôi khi tắc kè thay đổi màu da để gọi bạn tình hoặc bảo vệ lãnh thổ. Sở dĩ tắc kè có thể đổi màu da được vì trên da của chúng có nhiều sắc tố.
– Khi tắc kè nóng giận trên da của chúng sẽ có màu nâu thẫm. Khi tắc kè hoa có tâm trạng thoải mái da sẽ có màu xanh dịu nhẹ.
– Tắc kè hoa có cặp mắt vô cùng ấn tượng đó là có khả năng xoay 360 độ. Nghĩa là mắt của chúng có thể nhìn được sang cả hai bên mà không cần phải di chuyển phần đầu.
– Miệng của tắc kè hoa khá lớn, trên đỉnh đầu có lớp gai nhìn giống như mào.
– Trên sống lưng của tắc kè hoa có lớp gai nhọn.
Cách phân biệt tắc kè hoa đực và cái
Nhìn chung giữa tắc kè hoa đực và cái không có sự khác biệt về ngoại hình. Vì vậy để xác định được con đực và con cái bạn hãy đặt chúng nằm ngửa và quan sát các dấu hiệu sau:
– Con đực: Có đuôi phồng lớn và có gờ cao ở lỗ huyệt. Ở vị trí lỗ huyệt có hai chấm ở bên và đối với con đực thường có huyệt to, lồi màu đen.
– Con cái: Đuôi nhỏ, lỗ huyệt không lồi và lép. Tắc kè hoa cái sẽ có chấm ở dưới huyệt lép và mờ hơn so với con đực.
Bạn cũng có thể sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp vào phần đuôi của tắc kè hoa, nếu là con đực sẽ có gai lòi ra ngoài cùng với màu đỏ sẫm. Trong khi đó con tắc kè hoa cái sẽ không có dấu hiệu này.
Thức ăn của tắc kè hoa là gì?
Thức ăn của tắc kè hoa rất đa dạng, chúng là loài ăn tạp và thường tấn công những con vật có kích thước nhỏ hơn để ăn. Trong môi trường tự nhiên tắc kè hoa ăn các loại côn trùng như châu chấu, dế, nhện, rết, bọ cạp và các loài động vật thuộc bộ gặm nhấm có kích thước bé. Tắc kè hoa có sở thích ăn tắc kè con khi mới sinh.
Nếu nuôi tắc kè hoa trong môi trường nuôi nhốt bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để chúng phát triển khỏe mạnh. Sâu và dế là hai loại thực ăn tốt nhất cho tắc kè hoa, đôi lúc bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại động vật gặm nhấm như chuột.
Thức ăn của tắc kè hoa phải được lựa chọn thật kỹ lưỡng và tốt nhất là bạn nên mua tại các cửa hàng bán thức ăn cho bò sát cảnh. Kết hợp với nuôi dế để bổ sung nguồn thức ăn dinh dưỡng cho tắc kè hoa. Một trong những lưu ý khi nuôi tắc kè hoa đó là, khi cho ăn côn trùng bạn cần phải giết chết rồi mới cho ăn để tránh tấn công lại tắc kè.
Bên cạnh thức ăn tươi bạn cũng có thể bổ sung thêm thức ăn tươi cho tắc kè để cung cấp chất dinh dưỡng. Có thể mua tại các cửa hàng chuyên bán thức ăn cho bò sát cảnh.
Cách nuôi tắc kè hoa đúng kỹ thuật
Để nuôi tắc kè hoa đúng kỹ thuật bạn cần đảm bảo được cách làm chuồng và chăm sóc dưới đây:
Làm chuồng nuôi tắc kè
Tắc kè có đặc tính sống ở hang hốc và có môi trường sống không cố định, chính vì vậy khi thiết kế chuồng nuôi tắc kè bạn cần lưu ý như sau:
– Thiết kế bọng tổ để nuôi tắc kè được mô phỏng như môi trường sống trong tự nhiên của chúng. Có thể thiết kế khúc cây rỗng ruột dài có cửa ra vào.
– Đối với mùa hè cần căng vải mỏng và đóng đinh, vì tắc kè là loài ưa bóng tối. Cần chú ý thiết kế chuồng trại phải thoáng mát và tránh oi bức.
– Vào mùa đông nên đặt thêm chăn, quần áo ấm ở trong chuồng hoặc đặt trong thùng xốp, thùng carton, sau đó quây kín lại bằng bạt để giữ ấm cho tắc kè.
– Chọn con giống: Nên ưu tiên những con khoẻ mạnh và nuôi với tỷ lệ 1 đực – 2 cái.
Kỹ thuật nuôi tắc kè hoa
– Đối với nuôi tắc kè hoa lớn: Cần bố trí ống tre hoặc hộc gỗ dài ở trong chuồng để tắc kè đẻ trứng. Nên nuôi với mật độ 20 con trên 1m2 nền.
– Tắc kè con: Cho hộp bìa, hộp xốp, chăn mền cũ và quần áo là được. Đảm bảo mật độ 30 con/1m2 nền.
Trong chuồng nuôi cần có khay nước và máng nhựa để tắc kè uống nước. Nên đặt máng nước ở vị trí cao để tránh tắc kè làm đổ hoặc khó khăn khi di chuyển. Cần lưu ý khi nuôi tắc kè hoa sinh sản cần tách riêng con bố và con mẹ, để tránh ăn trứng sau khi nở.
Cần lưu ý tắc kè có tập tính ngủ vào ban ngày và kiếm thức ăn về đêm. Do đó, khi cho tắc kè ăn bạn nên chọn cùng thời điểm và phân chia lượng thức ăn phù hợp. Thời điểm tốt nhất để thả thức ăn vào trong chuồng nuôi tắc kè là khi chúng ra khỏi tổ. Khi cho tắc kè ăn xong bạn cần dọn dẹp chuồng trại thật sạch sẽ để tránh vi khuẩn cũng như các loại côn trùng gây bệnh.
Tắc kè hoa có độc không?
Tắc kè hoa có độc không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi nuôi loài bò sát này. Câu trả lời là tắc kè hoa thuộc một trong ngũ độc. Từ xa xưa dân gian lưu truyền nước tiểu của tắc kè hoa dính vào đâu sẽ gây ảnh hưởng tới đó. Cụ thể là dính vào mắt sẽ bị mù, dính vào tai thì bị điện và dính vào da sẽ bị thối loét. Hoặc ăn vào những thực phẩm có tắc kè hoa bò vào sẽ trúng độc. Vì vậy tắc kè hoa được liệt vào danh sách 5 loài độc nhất gồm: Bọ cạp, rắn, rết và cóc.
Tuy nhiên cũng giống như rắn, tắc kè hoa có nhiều loại và không phải loại nào cũng gây độc tố. Hầu hết các loài tắc kè hoa đều không gây độc và được nuôi để sử dụng trong Đông y chữa bệnh.
Vì vậy, khi tiếp xúc với nước tiểu của tắc kè hoa cần rửa ngay lập tức để tránh ngấm vào da sẽ gây hoại tử. Trong trường hợp nặng sẽ gây ảnh hưởng tới não, xương dị dạng, hệ hô hấp bị tê liệt và đặc biệt là có thể dẫn tới suy hô hấp, tử vong. Do đó khi tiếp xúc với loài bò sát này bạn cần hết sức cẩn thận.
Giá tắc kè hoa bao nhiêu tiền?
Giá bán tắc kè hoa còn tuỳ theo vào mục đích sử dụng. Đối với tắc kè đổi màu giá sẽ tính theo cân nặng và chiều dài. Nếu mua tắc kè thương phẩm, những con càng dài, càng nặng thì giá càng cao. Tham khảo giá tắc kè hoa dưới đây:
– Tắc kè hoa thương phẩm loại to: Giá từ 150.000 – 300.000đ/con có trọng lượng khoảng 100 – 150g.
– Tắc kè hoa nuôi làm giống: Giá từ 60.000 – 100.000đ/con.
– Tắc kè hoa bố mẹ sinh sản: Giá từ 100.000 – 120.000đ/con.
– Đối với tắc kè hoa có chiều dài trên 43cm có giá thành lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi con và thường rất hiếm.
Để mua tắc kè hoa bạn có thể tham khảo các trang trại sinh vật cảnh, trại giống, cửa hàng bán bò sát cảnh hoặc trên các hội nhóm. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu để chọn được địa chỉ uy tín.
Những lưu ý khi nuôi tắc kè hoa
Để nuôi tắc kè hoa khoẻ mạnh, phát triển tốt và ít bệnh tật, bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây:
– Khi chọn giống nên ưu tiên những con tắc kè có mắt mở to, hoạt động nhanh nhẹn và không ngừng chuyển động khi kiếm mồi.
– Khi đi mua tắc kè hoa bạn có thể mang theo một miếng mồi để thử phản xạ của chúng khi ăn. Nếu còn nào nhanh bắt mồi và nhanh nhẹn là những con tốt.
– Trong quá trình nuôi tắc kè bạn nên quan sát miệng của chúng xem có bị thương hay xuất hiện các vết đốm không.
– Thông thường khi đi ngủ tắc kè sẽ cuộn tròn đuôi lại hoặc quấn vào cành cây. Do đó nếu thấy đuôi của chúng buông ra là dấu hiệu không bình thường.
Trên đây là những thông tin về tắc kè hoa: Đặc điểm nhận biết, cách nuôi, giá… Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài bò sát này và có cách nuôi hiệu quả nhất.