10 loại tép cảnh đẹp phổ biến nhất

Nuôi tép cảnh đang là xu hướng được nhiều người yêu thuỷ sinh lựa chọn hiện nay. Nếu bạn đang có ý định nuôi tép cảnh, nhưng vẫn chưa chọn được cho mình loại phù hợp, thì hãy cùng tham khảo gợi ý 10 loại tép cảnh đẹp và được nuôi phổ biến hiện nay dưới đây nhé!

Các loại tép cảnh được nuôi phổ biến hiện nay 

Tép cảnh còn được gọi là tép thuỷ sinh, tép ong… có nguồn gốc tư những con suối nhỏ tại Trung Quốc. Nuôi tép cảnh thuỷ sinh đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn hiện nay. Dưới đây là những loài tép cảnh mà bạn có thể tham khảo: 

1. Tép đỏ

Được gọi là tép anh đào có xuất xứ từ Đài Loan và được nuôi phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Tép đỏ có màu đỏ nổi bật và ưa sống ở nhiệt độ từ 14 – 30 độ C. Tép đỏ có lớp vỏ cứng và có cách nuôi khá đơn giản. Tuổi thọ của tép cảnh đỏ từ 1 – 2 năm, giá dao động từ 8.000 – 10.000đ/con. Loài tép này được nuôi trong hồ thuỷ sinh có rêu và tảo. Loài cá này rất nhạy cảm với thuốc và đồng, chính vì vậy bạn nên kiểm tra kỹ trước khi cho chúng ăn. 

Thức ăn của tép đỏ bạn có thể bổ sung các loại như: Dưa leo, đậu que luộc, cà rốt luộc chín rồi mới cho ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho tép cảnh ăn lá bàng để kéo dài tuổi thọ cũng như bổ sung chất đề kháng cần thiết. 

2. Tép cam 

Các loại tép cảnh hiện nay được ưa chuộng phải kể tới tép cam được ưa chuộng vì có giá thành rẻ và cách nuôi rất đơn giản. Tép cam rất khoẻ và thích hợp sống ở nhiều loại bể khác nhau. Loài tép này thích hợp với những bạn nào lần đầu bắt đầu tập nuôi tép cảnh. 

Độ pH thích hợp nuôi tép cảnh tù 4 – 8. Nhiệt độ từ 18 – 30 độ C. Giá bán tép cam dao động từ 10.000 – 20.000đ/con. Tép cap có thể nuôi được cả ở trong nhà và bể ngoài trời. Khi nuôi bạn cũng nên kết hợp trang trí thêm các loài cây thuỷ sinh hoặc rêu trong bể. Cách chăm sóc tép cam rất đơn giản, vì vậy ngay cả với những bạn không có kinh nghiệm cũng có thể nuôi dễ dàng. 

3. Tép cảnh Blue Dream

Tép cảnh Blue Dream có màu xanh ngọc đẹp nổi bật và được nhiều người ưa chuộng để nuôi. Loài tép cảnh này có màu sắc đẹp, cách nuôi đơn giản và có tuổi thọ từ 1,5 – 2 năm. Giá tép cảnh Blue Dream dao động từ 25.000 – 40.000đ/con. Độ pH thích hợp từ 6,5 – 7,5 và nhiệt độ khoảng 18 – 28 độ C. 

Tép cảnh Blue Dream có nguồn gốc từ Đài Loan và được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Chúng có màu sắc đẹp và sẽ giúp cho hồ thuỷ sinh của bạn thêm nổi bật. Loài tép cảnh này có khả năng sinh sản tốt và chăm sóc rất đơn giản. 

4. Tép mũi đỏ 

Tép mũi đỏ còn có tên gọi là Pinokio Shrimp được nuôi phổ biến ở nước ta. Loài tép này có đặc điểm vô cùng đặc biệt, đó là toàn thân có màu trong suốt. Bạn chỉ cần nhìn thấy chiếc mũi màu đỏ là có thể dễ dàng nhận biết được loài tép này.

Thức ăn chính của tép mũi đỏ là rêu, tảo hoặc phân của các loài cá khác. Tép mũi đỏ rất dễ nuôi và bạn chỉ cần thả chúng vào bể là có thể tự sống cũng như sinh sản. Nuôi tép mũi đỏ thuỷ sinh bạn cũng nên chuẩn bị nhiều cây để tép sinh sản và đẻ trứng. 

5. Tép Socola

Tép Socola còn có tên gọi là tép chocolate, có màu nâu nổi bật. Đặc điểm nổi bật của loài tép này là chỉ có một màu cố định, chứ không bị pha nhiều màu như các loài tép khác. Tép socola thích hợp sống ở độ pH từ 6,5 – 7,5 và nhiệt độ lý tưởng từ 22 – 28 độ C. Loài tép này ăn tạp, chúng có thể ăn được các loại mảnh vụn, tảo và thức ăn thừa. Giá dao động từ 25.000đ/con. 

Thông thường những con tép đực sẽ có kích thước nhỏ hơn và màu sắc đẹp hơn so với tép cái. Khi setup bể thuỷ sinh nuôi tép bạn nên bố trí đèn led, ánh sáng mặt trời để tép nhanh lột vỏ hơn. Với những chú tép mới sinh vì có kích thước nhỏ, do đó bạn không nên cho cá vào trong bể. Đây cũng là loài tép thích hợp với những người mới nuôi. 

6. Tép Rili đỏ

Tép Rili đỏ là loài tép cảnh được nhiều người yêu thích nuôi làm kiểng hiện nay. Nguồn gốc của tép Rili đỏ từ Đài Loan và được lai từ các loài tép khác. Cách chăm sóc tép Rili đỏ cũng tương tự như tép đỏ, đảm bảo độ pH từ 6,2 – 7,8 và nhiệt độ từ 20 đến 27 độ C.   

Một trong những lưu ý quan trọng khi nuôi tép Rili đó là, không được nuôi cùng với cá. Đây là loài tép ăn tạp, chúng có thể ăn rêu và tảo trong bể thuỷ sinh. Bạn nên bổ sung các loại khoáng chất cùng với tảo để tép phát triển khoẻ mạnh. Cách phân biệt giới tính của tép Rili đỏ rất đơn giản. Đối với con đực sẽ có thân hình thon dài, nhỏ và con cái sẽ lớn hơn so với con đực. Tép Rili đỏ có tính cách khá hiền lành và rất dễ nuôi. Giá dao động từ 25.000đ/con. 

7. Tép Thanh Mai 

Tép Thanh Mai có nguồn gốc ở khu vực châu Á, thích hợp với những người bắt đầu nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm. Cách chăm sóc tép Thanh Mai rất đơn giản và không cần mất nhiều thời gian. Nhiệt độ lý tưởng nuôi tép Thanh Mai từ 20 – 24 độ C và độ pH từ 6 – 7.5. 

Giá tép Thanh Mai dao động khoảng 2.000đ/con với nhiều loài cho bạn lựa chọn. Tép Thanh Mai dọn bể rất sạch, ăn các loại tạp chất, rêu hại và thức ăn thừa trong bể sạch sẽ. Bạn có thể nuôi tép Thanh Mai sinh sản với số lượng đẻ mỗi lần 20 – 25 con. 

8. Tép ong đen

Ngoại hình của tép ong đen khá giống với tép ong Huế, với màu đen và trắng xen kẽ với nhau. Giá tép ong đen dao động từ 20.000đ/con. Loài tép này thích hợp sinh sống ở độ pH từ 5.8 – 6.5 và nhiệt độ từ 19 – 24 độ C. 

Tép ong đen rất dễ nuôi và chăm sóc đơn giản. Bạn chỉ cần cho ăn các loại thức ăn sẵn dành cho tép, ngoài ra loài tép này còn ăn được các loại rong rêu dưới đáy hồ nên rất sạch sẽ. 

9. Tép ong Huế

Tép ong Huế là giống tép hiếm, có ngoại hình rất đẹp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, loài tép này không thích hợp với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và mới nuôi lần đầu. Giá tép ong Huế khá rẻ nhưng lại có cách nuôi khá phức tạp. Chính vì vậy khi nuôi loài tép này bạn cần cân nhắc và nắm rõ những kiến thức cần thiết. Giá tép ong Huế dao động từ 10.000đ/con tùy theo từng thời điểm. 

Điều kiện nuôi tép ong Huế cần đảm bảo nhiệt độ từ 22 – 25 độ C và độ pH từ 6.2 – 7.2. Bên cạnh đó bạn cũng cần chuẩn bị hồ thuỷ sinh sạch khi nuôi vì loài tép này rất nhạy cảm với nước bẩn và gây ảnh hưởng tới sự phát triển của chúng. 

Khi nuôi tép ong Huế bạn cũng cần chú ý thay nước thường xuyên, tuy nhiên mỗi lần chỉ nên thay khoảng 30% nước chứ không thay hết toàn bộ. Tép ong Huế là loài ăn tạp, vì vậy bạn nên bổ sung đầy đủ các loại rau, bột và chất dinh dưỡng cần thiết để tép có màu sắc đẹp. 

10. Tép Yamato

Tép Yamato còn có tên gọi là tép Nhật hay tép Amano, sống ở môi trường nước ngọt. Loài tép này có tuổi thọ từ 2 – 3 năm, thích hợp sống ở độ pH từ 6 – 7.5 và nhiệt độ từ 17 – 28 độ C. 

Thức ăn của tép Yamato gồm các loài tảo và thức ăn thừa. Nếu bạn mới bắt đầu nuôi thì có thể lựa chọn loài tép này, vì cách nuôi rất đơn giản. Tép Yamato có nhiều loại cho bạn lựa chọn như: Xanh nhạt, nâu đỏ và trên thân có những dấu chấm hoặc dấu gạch ngang. 

Một điều quan trọng khi nuôi tép Yamato đó là không nên nuôi chung với các loài cá cảnh ăn thịt. Tép Yamato thường ưa sống lẩn trốn trong bể thuỷ sinh, vì vậy bạn nên bố trí thêm tiểu cảnh, rong rêu trong hồ. Giá tép cảnh này dao động khoảng 30.000đ/con.

Có nên nuôi tép cảnh hay không? 

Bạn có thể nuôi tép cảnh trong hồ thuỷ sinh của gia đình mình, có thể nuôi riêng hoặc kết hợp nuôi cùng các loài cá khác. Dưới đây là những lý do bạn nên nuôi tép cảnh: 

  • Tép cảnh có kích thước nhỏ nên không cần phải chuẩn bị bể quá to để nuôi. 
  • Tép cảnh thích nghi với mọi điều kiện nhiệt độ khác nhau. 
  • Cách nuôi tép cảnh đơn giản hơn nhiều so với nuôi cá.
  • Tép cảnh ăn tạp và có khả năng tìm kiếm thức ăn rất tốt. 
  • Tép cảnh là loài dọn bể thuỷ sinh hiệu quả.
  • Tép cảnh rất hiền lành.
  • Khả năng sinh sản của tép cảnh rất nhanh. 
  • Có thể lai tép cảnh với nhiều màu sắc đẹp.

Những câu hỏi thường gặp khi nuôi tép cảnh

Có thể nuôi tép cảnh cùng cá cảnh không? 

Tùy theo từng loại tép cảnh và kích thước bể, mà bạn hãy cân nhắc xem có nên nuôi cùng với các loài cá khác hay không. Lời khuyên là bạn chỉ nên nuôi riêng tép cảnh để tiện hơn trong việc chăm sóc. 

Nuôi tép cảnh bằng nước máy được không? 

Câu trả lời là không. Tốt nhất bạn nên dùng nước máy RO hoặc xử lý nước trước khi nuôi. 

Nên cho tép cảnh ăn gì? 

Với mỗi loài tép cảnh sẽ phù hợp với từng loại thức ăn. Món ăn yêu thích của tép cảnh phải kể đến: Cà rốt, dưa leo, đậu đũa… Ngoài ra, bạn cũng có thể cho tép cảnh ăn lá dâu tắm khô hay lá bàng khô để tăng cường sức đề kháng. 

Trên đây là những loài tép cảnh đẹp và được ưa chuộng nuôi hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình loại tép cảnh đẹp nhất để nuôi làm cảnh. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây