Rùa Quạ – Cổ Bự: Đặc điểm, Tuổi thọ, Sống ở đâu?

Rùa quạ cổ bự có ngoại hình ấn tượng với chiếc cổ lớn cùng hình dáng dễ thương. Nếu yêu thích loài rùa, chắc chắn không thể bỏ qua rùa cổ bự. Vậy đặc điểm, tuổi thọ và môi trường sống của rùa quạ – cổ bự ở đâu, cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau. 

Môi trường sống của của quạ – cổ bự

Rùa quạ thuộc họ rùa đầm Emydidae và bộ rùa Testudinata. Môi trường sống của rùa quạ – cổ bự chủ yếu là dưới nước, ngoài ra chúng có thể sống được cả ở trên bờ. Trên thế giới rùa quạ được tìm thấy tại các nước như: Thái Lan, đảo Malaysia, đảo Java, khu vực đồng bằng sông Mekong.

Tại Việt Nam rùa quạ cổ bự sinh sống tại vùng Đông Nam Bộ như: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và Cà Mau.

Đặc điểm nhận biết rùa quạ cổ bự

Dưới đây là những đặc điểm nổi bật giúp bạn dễ dàng nhận biết rùa quạ cổ bự so với những giống rùa khác:

– Rùa quạ có chiếc đầu màu sẫm cùng khoang phớt vàng hoặc trắng ở sau mắt. 

– Đầu rùa quạ có hàm cong nên nhìn rất giống khi cười, vì vậy nhiều người còn gọi là rùa biết cười. 

– Cổ của rùa quạ có kích thước lớn và không thụt hết vào trong mai giống như những loài rùa khác. 

– Mai của rùa quạ cổ bự có màu đen tuyền và rất bóng, xuất hiện những tia mai mờ.

– Yếm mai rùa cổ bự có màu nâu đen kèm theo những chùm tia hình rẻ quạt. 

– Rùa quạ cổ bự có kích thước cơ thể dài khoảng 20cm. 

– Những con rùa cổ bự còn non sẽ có màu sắc giống như những con trưởng thành. 

Đặc điểm sinh học và sinh thái của rùa mỏ quạ

Rùa quạ cổ bự là giống rùa nước ngọt có khả năng di chuyển chậm, chúng bơi cũng rất kém. Vì vậy rùa quạ thường sống tại khu vực vùng nước lặng và trũng, nơi có nhiều mầm thực vật. Rùa quạ là loài có tính cách rất hiền lành và chậm chạp, vì vậy khi gặp con mỗi chúng thường dễ bị tấn công và phản xạ kém. 

Về tập tính săn mồi vì di chuyển chậm nên rùa cổ bự rất khó tấn công con mồi. Do đó chúng thường ăn thực vật hoặc động vật đã chết, chứ rất ít khi tấn công con mồi sống. Loài rùa này thường đi kiếm ăn vào ban đêm.

Thức ăn của rùa quạ cổ bự

Đây là loài rùa ăn tạp, chúng có thể ăn các loại động vật ở dưới ao hồ và thậm chí là xác động vật chết cùng các loài thực vật thuỷ sinh.

Đối với rùa quạ nuôi nhân tạo bạn thức ăn sẽ đa dạng gồm các loại tôm, cá, ốc nhỏ. Ngoài ra có thể kết hợp thả các loài cây thuỷ sinh trong bể để rùa ăn và làm nơi ẩn náu.

Tuổi thọ của rùa quạ cổ bự 

Rùa quạ cổ bự có tuổi thọ cũng giống như các loài rùa nước ngọt khác. Nếu sống trong điều kiện tốt và môi trường sống có đầy đủ nguồn thức ăn, chúng có thể sống tới 30 – 40 năm hoặc hơn.

Tập tính sinh sản của rùa quạ cổ bự

Rùa quạ cổ bự thường đẻ trứng trong những hốc cát hoặc ở dưới nước. Vào thời điểm giao phối con đực sẽ tiếp cận con cái, nếu con cái đồng ý sẽ để cho con đực bò lên mai. Nhưng nếu còn cái không thích sẽ lập tức bỏ đi. 

Mỗi lần rùa cổ bự cái đẻ khoảng 5 – 7 trứng. Sau 30 – 50 ngày trứng nở thành những chú rùa cổ bự con. Lúc này rùa con rất dễ bị tấn công nên sẽ được mẹ bảo vệ cũng như tìm mồi. Tới khi rùa con cứng cáp sẽ sống thành cá thể độc lập và tự đi tìm kiếm thức ăn.

Thực trạng rùa cổ bự ở Việt Nam 

Rùa quạ cổ bự có số lượng rất hiếm ở Việt Nam và được đưa vào Sách Đỏ bảo vệ. Vì vậy, mọi hoạt động săn bắt và buôn bán rùa cổ bự là vi phạm pháp luật. Hiện nay có nhiều tổ chức đang nhân giống các cá thể rùa cổ bự để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái trong môi trường tự nhiên.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn biết thêm một loài rùa ở Việt Nam đó chính là rùa quạ cổ bự. Chiếc mai bóng và có màu đen tuyền cùng với cổ to chính là những đặc điểm nổi bật của loài rùa này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây