Rùa Sa Nhân: Đặc điểm, Tuổi thọ, Cách nuôi – Ăn gì, Giá, Có trong sách đỏ không?

Rùa Sa Nhân: Đặc điểm, Tuổi thọ, Cách nuôi – Ăn gì, Giá, Có trong sách đỏ không? Nếu bạn đang có ý định nuôi rùa Sa Nhân, nhưng vẫn chưa biết gì về  loài rùa này, thì hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé.

Đặc điểm nhận biết rùa Sa Nhân

Rùa Sa Nhân là loài rùa có kích thước ở mức trung bình. Bạn có thể dễ dàng nhận biết rùa Sa Nhân dựa vào các đặc điểm dưới đây:

– Mai rùa Sa Nhân có nhiều màu sắc khác nhau, chủ yếu là màu nâu sáng, màu vàng, nâu đất và có chút nâu đen. Đỉnh mai rùa nổi bật với 3 chiếc gờ nhìn khá giống rùa núi vàng. Đặc biệt 2 trong 3 gờ mọc đối xứng với nhau qua sống lưng nhấp nhô. 

– Yếm rùa Sa Nhân có cấu tạo hình bản lề, với đặc điểm này giúp chúng có thể dễ dàng thu yếm được vào sâu bên trong mai. Yếm của rùa Sa  Nhân đực lõm vào trong, còn con cái có yếm lồi hoặc phẳng. Màu sắc ở yếm nhạt hơn so với mai kèm theo đường viền đen ở quanh. 

– Đôi mắt của rùa Sa Nhân khá nổi bật và đặc trưng so với những giống rùa khác. Đặc biệt là đôi mắt của chúng có màu đỏ rực, một số cá thể có màu khác là do đột biến gen.

– Đầu rùa Sa Nhân có kích thước cân đối so với cơ thể của chúng. Đầu khá to, trên da đầu có màu nâu đậm và khi về già sẽ có màu đen cùng với màu sắc hoa văn nổi bật.

– Cổ của rùa Sa Nhân khá dài và có hình dáng dị dạng. Chúng có khả năng uốn dẻo rất tốt và linh hoạt.

– Chân rùa Sa Nhân gồm 4 chi dài giúp chúng di chuyển được một cách nhanh nhẹn. Đầu chân có những vảy và móng chắc chắn giúp rùa dễ dàng leo trèo trên những địa hình gồ ghề, hiểm trở.

– Đuôi rùa Sa Nhân đực dài và to hơn so với những con cái. 

– Kích thước rùa Sa Nhân từ 14 – 18cm đối với con trưởng thành. Một số cá thể có chiều dài tới 21cm và chủ yếu là con cái.

– Trọng lượng rùa Sa Nhân dao động từ 390 – 850g, có con nặng tới 1,2kg. Khi trưởng thành trọng lượng của rùa Sa Nhân rất ít khi thay đổi.

Môi trường sống của rùa Sa Nhân

Rùa Sa Nhân ưa sống trong những khu rừng và chúng thường ẩn nấp dưới những bụi cây lá khô nên rất khó phát  hiện. Loài rùa này được tìm thấy nhiều tại các tỉnh Ninh Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá… Hiện số lượng rùa Sa Nhân tại Việt Nam được bảo tồn tại vườn Cúc Phương ở Ninh Bình.

Cách nuôi rùa Sa Nhân 

Rùa Sa Nhân không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh học thiên nhiên, mà còn có giá trị về kinh tế và tính thẩm mỹ. Do đó nhiều người săn bắt rùa Sa Nhân để kinh doanh. Chính vì vậy, cách tốt nhất để bảo tồn loài rùa này đó chính là nhân giống.

– Thức ăn của rùa Sa Nhân: Loài rùa này rất thích ăn các loại lá cây khô cùng với động vật có kích thước nhỏ như ốc, giun… Rùa Sa Nhân thường kiếm ăn vào mùa hè hoặc mùa xuân vào những ngày thời tiết ấm. Nuôi rùa Sa Nhân bạn cũng có thể cho chúng ăn các loại trái cây như: Xoài, chuối… Loài rùa này có ăn được cỏ nhưng lại không biết ăn rau.

– Chuồng nuôi: Để nuôi rùa Sa Nhân hiệu quả cần có cách thiết lập chuồng trại sao cho phù hợp. Rùa Sa Nhân thường được nuôi trong bể làm cảnh với ngoại hình đẹp. Khi làm chuồng nuôi rùa Sa Nhân bạn cần lưu ý: Chúng rất thích ẩn náu, do đó bạn nên bố trí hang nhỏ để tạo môi trường sống tự nhiên cho rùa Sa Nhân phát triển tốt nhất.

Giá rùa Sa Nhân bao nhiêu tiền?

Rùa Sa Nhân có giá dao động từ 300.000 – 650.000đ/con có kích thước từ 12 – 17cm. Bạn có thể dễ dàng mua loài rùa này tại các cửa hàng bán rùa cảnh, trang trại giống. Khi mua cần lưu ý lựa chọn những con có sức khoẻ tốt.

Bên cạnh đó cần chú ý tới màu sắc, hình dáng để phân biệt và tránh mua nhầm phải loài rùa khác.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, cách nuôi và giá rùa Sa Nhân. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giống rùa quý hiếm này và có cách nuôi một cách hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây