Chó Poodle thường được nhắc tới là một trong những giống chó săn vịt có lông dài và trông rất đáng yêu. Chúng thu hút mọi người bởi vẻ ngoài xinh xắn, dễ thương nhưng cũng rất chảnh của mình. Chính vì thế có rất nhiều người thích nuôi Poodle. Bài viết dưới đây của vietanimal.com sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về loài chó này nhé.
1. Nguồn gốc chó Poodle
Chó Poodle là loài chó săn vịt vì thế rất giỏi bơi lội. Poodle được xem là hậu duệ của chó French Water dog, Barbet và Hungarian Water Hound. Sau thời gian lai tạo chúng trở thành một trong những giống chó cảnh với bộ lông xoăn, dài còn dáng người thì vô cùng nhỏ nhắn. Chúng bơi giỏi và cái tên Poodle cũng xuất phát từ tiếng Đức có nghĩa là thợ lặn.
Theo nghiên cứu thì chó Poodle có nguồn gốc từ khu vực đầm lầy hoang dã thuộc nước Pháp, Đức. Sau đó chúng được huấn luyện để săn vịt trời ở các khu đầm lầy. Đó cũng là lý do chúng còn có cái tên là chó săn vịt. Lông Poodle dày, dài nên trông khá giống với cục bông.
Gen của Poodle rất quan trọng vì nó hỗ trợ trong việc phục hồi nhiều giống chó khác đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng. Poodle cũng được xếp hạng trong số 32 giống chó nghiệp vụ được huấn luyện để thực hiện các nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ. Vào năm 1887 Poodle đã được tổ chức AKC công nhận.
Lông Poodle xoăn dài nhưng không có tình trạng rụng lông. Tính cách chúng thân thiện, lanh lợi, hoạt bát và cũng rất thông minh. Poodle có thể được nuôi dưỡng trong những căn hộ chung cư, hoặc căn phòng có diện tích không lớn. Vì không rụng lông nên bọn chúng không gây dị ứng cho mọi người.
Lông Poodle dày và dài bao phủ quanh thân, đặc biệt ở khớp và bụng nhằm giữ ấm khi chúng bơi lội ở trong nước vào thời tiết lạnh. Poodle được xếp hạng thứ 2 về chỉ số thông minh chỉ sau giống chó Border Collie.
2. Tiêu chuẩn của giống chó Poodle thuần chủng
Chó Poodle có mặt nhọn, đầu không lớn, mõm chúng dài và thẳng, có nếp nhăn ở trán và lông ở mặt thì phủ kín. Mắt Poodle nhỏ và khoảng cách khá rộng giữa 2 mắt. Đôi mắt có màu nâu sẫm hoặc đen và hình dạng như quả trám. Đôi tai của Poodle dài rũ xuống và có lông phủ khá dày.
Cơ thể của chó Poodle nhỏ và thon dài nhưng vô cùng săn chắc. Các tỉ lệ giữa các bộ phận của cơ thể cân đối, không quá mập cũng không quá gầy. Lưng thì dài hơn so với chiều cao nhưng bộ ngực rộng vừa phải. Phần thắt lưng ngắn, bụng thon. Phần lưng của chúng khi đứng gần như song song với mặt đất chứ không có dạng cong xuống như nhiều loài chó khác.
Chân Poodle thẳng, nên dáng đi không nghiêng hay nặng nề. Các bàn chân khá là nhỏ nhưng ngón chân lại dài, khép vào trông rất tự nhiên. Phần đệm thịt ở chân không bị quá dày. Nếu móng chân của chúng có màu trắng là cá thể đó bị lỗi. Vì móng chân Poodle phải có màu sẫm.
Poodle có mông tròn và không dốc. Phần đuôi thẳng, thường giơ cao khi chúng hoạt động, vận động. Nhưng đuôi lại chỉ ngắn bằng 1/ 3 so với chiều dài đuôi của nhiều loài chó khác. Và người ta hay cắt ngắn tới 1 nửa đuôi của những con có đuôi dài để tạo cho mông chúng trông tròn hơn.
Lúc mới được sinh ra, giống chó Poodle có lông có dáng cuộn sóng. Tới khi vài tháng tuổi lông sẽ được cạo đi để khi mọc lại nó sẽ có dáng lông xoăn tự nhiên nhất. Lông Poodle đa dạng về màu sắc như đen, xám, nâu đỏ, kem, vàng hoặc màu hỗn hợp.Chó Poodle màu nâu đỏ là giống chó được ưa thích nhất hiện nay.
3. Phân loại chó Poodle
Poodle có 4 dòng chính là Mini Poodle, Toy Poodle và Standard Poodle. Toy Poodle được yêu thích hơn cả và được chọn nuôi rất nhiều nhất vì có kích thước trung bình, nên phù hợp để nuôi trong các căn hộ.
Tiny Poodle và Teacup Poodle cũng là 2 dòng phổ biến đã được công nhận. Nhưng chúng là những cá thể sinh non của dòng Toy Poodle nên thường có tuổi thọ không cao. Thế nhưng hai dòng chó Poodle này lại rất đáng yêu vì trông tí hon, dễ thương. Do đó nhiều người vẫn thích nuôi 2 dòng chó này.
3.1. Tiny Poodle
3.1.1. Nguồn gốc
Tiny Poodle được xem là biến thể bị lỗi của Toy Poodle. Chúng bị sinh non nhưng sống sót. Khi lớn lên, chúng có thể đạt 3kg và chiều cao thì không vượt khỏi con số 20cm.
Chó Tiny Poodle có sức khỏe không tốt dễ mắc bệnh di truyền do chúng sinh non nên đề kháng yếu. Các căn bệnh thường mắc phải như tim mạch, đường ruột. Do đó người ta cũng không mong muốn để tiếp tục tạo ra những chú chó thuộc dòng Tiny Poodle.
3.1.2. Đặc điểm hình dáng
Tiny Poodle có hình dáng nhỏ bé, với chiều cao dưới 20cm. Với vẻ mặt đáng yêu và hình dáng nhỏ nhắn, đã có những khoảng thời gian Tiny Poodle được săn đón còn hơn cả các dòng chó Poodle chính.
3.2. Toy Poodle
3.2.1. Nguồn gốc
Toy Poodle được sinh ra từ đất Pháp nhưng có một vài giả thuyết cho rằng đây là giống chó nguồn gốc từ Đức, Đan Mạch và Hungary.
3.2.2. Đặc điểm hình dáng
Toy Poodle có bộ lông trông vô cùng sang chảnh và quý tộc. Thường thì lông của Toy Poodle sẽ được cắt tỉa theo các phong cách như pet clip, english saddle và continental. Lông chó Toy Poodle xoăn và có màu đen, kem, đỏ, cà phê sữa. Đuôi của chúng thẳng và thường giơ lên cao. Chân dài và nhỏ, đặc biệt có màng ở giữa các ngón chân. Chúng có cái cổ khỏe, đầu dài và nhỏ. Đôi tai Poodle cúp dài xuống và phẳng, gần như áp sát vào phần đầu.
3.3. Mini Poodle
3.3.1. Đặc điểm hình dáng
Mini Poodle có kích cỡ thuộc dạng trung bình nếu so với các dòng Poodle khác. Thân hình cân đối, đuôi nhỏ, ngắn. Chiều cao chỉ khoảng 28 tới 38cm. Trọng lượng khoảng 7 -8kg.
Mini Poodle có hộp sọ vừa phải, phần mõm dài nhưng thẳng. Mắt chúng có màu nâu hoặc đen và dáng hình bầu dục. Phần tai phẳng nhưng dài, thường rủ xuống tận hai bên má.
3.4. Teacup Poodle
3.4.1. Nguồn gốc
Teacup Poodle có xuất xứ từ Mỹ và dần trở nên phổ biến ở Nhật, Hàn. Đây là kết quả của quá trình lai tạo chó Poodle được thực hiện vào thế kỷ 19. HIện tượng đột biến gen xảy ra và chúng ta có dòng Poodle Teacup như hiện nay.
3.4.2. Đặc điểm hình dáng
Teacup Poodle chỉ có trọng lượng khoảng 1-2kg, có thể nằm lọt trong một tách trà. Đó cũng là lý do chúng có cái tên Teacup.
3.5. Standard Poodle
3.5.1. Đặc điểm hình dáng
Standard Poodle là dòng chó Poodle có kích thước lớn nhất. Chiều cao đạt 38cm và trọng lượng có thể lên tới 20 hoặc 27kg. Hình dáng cơ thể trông giống như hình vuông với 2 chân song song tạo thành các cạnh bằng nhau. Vì thế 4 chân của chúng tạo thành các góc vuông khi so với phần thân người và mặt đất.
Ngoài Poodle thuần chủng còn có các loại Poodle lai như lai Nhật, Phốc Sóc, Bắc kinh, chó toy poodle lai với Cocker Spaniel. Mặc dù là chó lai nhưng ngoại hình cũng đẹp không kém những chú chó thuần chủng. Tùy vào sở thích của bán, khả năng tài chính mà mỗi người có lựa chọn khác nhau, mua chó thuần chủng hoặc chó lai. Nhưng nhìn chung Poodle lai hay thuần chủng thì đều rất được lòng mọi người.
4. Chăm sóc sức khỏe chó Poodle
Poodle cảm thấy khó chịu với thời tiết nóng quá hoặc lạnh quá. Vì thế nơi ở của Poodle phải thoáng, rộng và sạch sẽ. Khi mùa đông tới không nên thường xuyên đưa Poodle đi dạo vì lạnh, mặc dù lông dài và dày có thể giữ ấm nhưng không thực sự hiệu quả.
Poodle thích chạy nhảy, chúng hiếu động nên bạn nên dắt đi dạo hoặc cho vui chơi cùng những loài chó khác.
4.1. Tắm cho Poodle
Poodle dễ bị mắc bệnh cảm nên khi tắm dùng nước ấm khoảng 40-50 độ C nhé. Thường vào mùa hè tắm mỗi tuần một lần, còn mùa đông chỉ nên tắm hai tuần 1 lần.
Cách tắm: thấm nước ấm lên toàn bộ cơ thể của chó Poodle, sau đó massage nhẹ nhàng với dầu tắm chuyên dụng cho chó. Dùng nước xả sạch dầu tắm. Tiếp tục dùng dầu xả cho lông mượt mà. Sau đó xả bỏ dầu xả. Dùng khăn khô mềm thấm khô lông của chúng. Sử dụng lược để bỏ đi những lông bị rụng nhé.
4.2. Chú ý khi tắm
Không để nước hoặc xà phòng rớt vào tai của Poodle vì sẽ làm tai nhiễm trùng.
Nếu cơ thể của chúng không khỏe thì không nên tắm. Khi chúng bị bẩn nhưng cơ thể lại đang ốm, sốt thì chỉ nên cho uống thuốc, và tắm sơ qua nhanh chóng.
Khi trời quá lạnh hoặc khi chó vừa mới sinh, mới được tiêm phòng hay đang ốm nặng thì không nên tắm.
Lông Poodle có tốc độ mọc nhanh nên thường xuyên cần cắt tỉa. Bạn có thể dùng tông đơ cắt tóc để tỉa lông cho Poodle.
4.3. Dinh dưỡng cho chó Poodle
Bạn cần cho Poodle ăn theo độ tuổi. Mỗi độ tuổi có chế độ ăn khác nhau. Có thể sử dụng đồ ăn sẵn cho chó hoặc mua và tự chế biến.
1 – 2 tháng: cho chúng ăn thức ăn mềm,xay nhuyễn, dùng sữa ấm và cho thành nhiều bữa khác nhau. Thường là 4-5 bữa.
3 – 6 tháng: lúc này bạn có thể cho chúng ăn cháo gà, bò và uống sữa nhiều hơn nhé.
7 tháng tuổi trở lên: nên bổ sung thêm các loại thực phẩm nhiều canxi, có độ đạm, và rau củ quả. Số lượng bữa ăn mỗi ngày chỉ 2-3 bữa. Thực đơn nên thay đổi thường xuyên.
Tìm hiểu thêm:
- chó 2 tháng tuổi ăn gì
- chó con 1 tháng tuổi ăn gì
- chó con 3 tháng tuổi ăn gì
- cách nấu cháo cho chó con ăn dặm
- chó biếng ăn nên cho ăn gì
[linklazada aff=”https://c.lazada.vn/t/c.0MLQxf” t=”Đến cửa hàng”]
4.4. Bệnh thường gặp
Do thể trạng của Poodle không tốt nên dễ mắc bệnh hô hấp, các bệnh về da và lông. Chúng thường có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, rụng lông, trở nên lười nhác chỉ nằm một chỗ khi có bệnh. Mặc dù là bệnh đơn giản nhưng nếu để lâu ngày thì dễ ủ bệnh và trở nên nguy hiểm. Khi Poodle bị bệnh cần đưa nhanh tới bệnh viện thú y để chẩn đoán và chăm sóc.
5. Chó Poodle giá bao nhiêu?
Giá chó Poodle trên thị trường rất đa dạng vì tùy thuộc vào các yếu tố như độ thuần chủng, trọng lượng của chúng, vẻ đẹp ngoại hình, gốc gác xuất xứ. Nếu thuần chủng càng cao thì giá bán cũng càng cao.
- Poodle nếu có xuất xứ từ Trung Quốc được bán với mức 2-4 triệu
- Nhưng nếu được lai tạo ở Việt Nam thì giá là 5-7 triệu và nếu có xuất xứ từ Thái Lan, giá bán sẽ lên tới 14-16 triệu.
- Đặc biệt nếu Poodle được nhập ở châu Âu thì mức giá có thể lên tới 60 -80 triệu.
Trên đây là những thông tin cần biết về chó Poodle. Giá của chó Poodle không hề rẻ. Vì thế bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước để mua được chú chó chất lượng và biết cách chăm sóc chúng thật tốt.
Để lại một bình luận