Rùa bị Thối Mai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng tránh

Thối mai hay yếm bị thối là bệnh thường gặp khi nuôi rùa cảnh. Vậy nguyên nhân rùa bị thối mai do đâu? Dấu hiệu nhận biết thế nào, cách điều trị và phòng tránh ra sao? Việt Animal sẽ giải đáp thắc mắc này cụ thể qua bài viết sau.

Nguyên nhân vì sao rùa bị thối mai?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến rùa bị thối mai, trong đó thường gặp nhất phải kể tới: 

– Do môi trường sống của rùa bị thiếu ánh sáng mặt trời.

– Nước trong bể thấp khiến rùa không thể dùng bộ lọc được trong một khoảng thời gian dài.

– Do quá trình va chạm khi vận chuyển sẽ khiến cho mai rùa bị hỏng. 

Những nguyên nhân ở trên khiến rùa bị thiếu canxi và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập gây bệnh ở rùa. Chính vì vậy, khi nuôi rùa cảnh việc bổ sung canxi là rất cần thiết để tránh tình trạng yếm rùa bị thối. 

Dấu hiệu nhận biết rùa bị thối yếm thế nào?

Dấu hiệu nhận biết bệnh thối mai ở rùa còn tùy theo vào từng giai đoạn. Cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây:

Giai đoạn đầu

Bạn sẽ thấy xuất hiện những mảng đốm màu trắng ở trên mai rùa bị phân thành màu đỏ hoặc màu thịt. Khi vắt mạnh sẽ thấy máu hoặc mủ chảy ra. 

Giai đoạn giữa

Triệu chứng nhận biết bệnh thối yếm ở rùa trong giai đoạn giữa đó là, lớp biểu bì ở nơi bị viêm của mai bong hoặc tách ra. Khi đó bạn sẽ thấy rùa có mùi hôi khó chịu và chúng không còn muốn ăn hay chán ăn. 

Giai đoạn cuối

Dấu hiệu nhận biết bệnh thối mai ở rùa trong giai đoạn cuối rất điển hình. Ở giai đoạn này bạn sẽ thấy vị trí mai rùa bị thối bị thủng hoặc nát. Lúc này rùa sẽ liên tục nhắm mắt và không bò, thậm chí là bỏ hẳn ăn uống. Một số trường hợp nghiêm trọng rùa sẽ bị chết. 

Cách điều trị bệnh thối mai ở rùa

Cách điều trị bệnh thối mai ở rùa còn tùy theo từng mức độ và dấu hiệu. Dưới đây là cách chữa trị bệnh thối yếm hiệu quả ở rùa mà bạn có thể tham khảo:

– Giai đoạn đầu: Cắt lớp da ở ngoài vị trí viêm bằng dao khử trùng, sau đó vắt mủ và máu ra. Tiếp theo chà xát i-ốt, bôi thuốc mỡ tra mắt rồi băng bó vết thương lại. Áp dụng 1 lần/ngày và thực hiện liên tiếp trong vòng 1 tuần. Trong thời gian điều trị không nên ngâm hay tắm cho rùa với nước.

Giai đoạn giữa: Trong trường hợp vết thương của rùa không cải thiện, bạn hãy lau sạch sẽ vị trí rùa bị thối mai. Sau đó cho rùa uống bột khô Furazolidone, viên nén Pipet Amoxicillin kết hợp với bổ sung vitamin cùng các chất dinh dưỡng.

Cách cho rùa uống như sau: Hoà tan viên thuốc với nước ấm và lấy ống hút rồi bơm vào trong miệng rùa. Sau đó dựng ngược rùa lên để chất lỏng được chảy đều vào bên trong khí quản của rùa.

– Giai đoạn cuối: Nếu như áp dụng cách chữa thứ hai không có hiệu quả, bạn hãy tiêm Chlortetracycline với liều dùng 200.000 đơn vị tương ứng với mỗi kg trọng lượng cơ thể của rùa. Đối với trường hợp rùa bị thối ở mức nghiêm trọng, cần đưa đi khám bác sĩ thú y để được xử lý kịp thời.

Lưu ý: Khi áp dụng bất kỳ cách chữa rùa bị thối mai nào bạn cũng cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ. Đặc biệt không được dùng thuốc tím, vì sẽ gây ăn mòn phần mai ở ngoài rùa hoặc khiến cho mai rùa khó có thể phục hồi được như trước.

Phòng tránh yếm rùa bị thối hiệu quả

Để điều trị bệnh thối mai ở rùa hiệu quả, sau khi vết thương lành bạn nên bổ sung canxi. Bên cạnh đó hàng ngày hãy cho rùa phơi nắng từ 3 – 5 phút cho tới khi vết thương khô và se lại. 

Sau khi rùa bị thối yếm vài ngày thường bị mất sức, tuy nhiên đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường bạn không phải quá lo lắng. Chỉ nên kết hợp cho rùa uống đầy đủ vitamin D3.

Khi rùa phát triển bình thường và ăn uống trở lại, bạn hãy bổ sung đa dạng thức ăn trong khẩu phần của rùa. Kết hợp đa dạng các loại trái cây tươi như: Cải, rau muống, súp lơ, cà chua, dưa leo… để bổ sung chất dinh dưỡng cũng như tăng sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh thối mai ở rùa. Hy vọng sẽ giúp bạn có cách xử lý căn bệnh này ở rùa một cách hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây