Chuột Hamster Bear: Tuổi Thọ, Cách Chăm Sóc – Cho Ăn Gì, Có Cắn Không?

Bạn đang muốn sở hữu cho mình một bé chuột Hamster Bear, nhưng vẫn chưa biết loài chuột này có cách chăm sóc như thế nào? Ăn gì? Có cắn không và tuổi thọ bao nhiêu? Trong bài viết sau Việt Animal sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này và có cách nuôi Hamster Bear một cách hiệu quả nhất.

Nguồn gốc chuột Hamster Bear

Chuột Hamster Bear (Syrian Hamster hay Golden Hamster) có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực miền Bắc của Syria. Đây là loài gặm nhấm có kích thước nhỏ được lai tạo và thuần hóa trở thành vật nuôi hiện nay. Chuột Gấu có tính cách thân thiện, can đảm, rất thích tò mỏ và có tập tính đào hang cũng như khám phá môi trường xung quanh. 

Tuổi thọ của chuột Hamster Bear bao lâu?

Tuổi thọ của chuột Hamster Bear trung bình là 2 – 3 năm. Có nhiều yếu tố liên quan tới tuổi thọ của chuột Hamster Bear gồm: Di truyền, môi trường sống, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng.

Đặc điểm nhận biết chuột Hamster Bear

Dưới đây là những đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận biết chuột Hamster Bear với các loài Hamster khác:

  • Trọng lượng của con trưởng thành từ 100 – 125g.
  • Chuột Hamster Bear có thân hình mập, đôi chân chắc nịch và ngắn. Bàn chân rộng và có móng vuốt sắc nhỏ.
  • Trên đầu của Hamster Bear có đôi tai nhỏ, nhiều lông. Hai bên túi má ở miệng là nơi dự trữ thức ăn.
  • Đuôi chuột Hamster Bear rất ngắn và mập.

Phân loại các giống chuột Hamster Bear

Chuột Hamster Bear được lai tạo với nhiều loại khác nhau có ngoại hình độc đáo và màu sắc nổi bật. Dưới đây là các giống Hamster Bear được nuôi phổ biến hiện nay:

Hamster Bear lông xù

Còn có tên gọi là Hamster Teddy Bear, giống biến thể có bộ lông màu nâu đậm khá dày và ngoại hình giống như gấu bông. Đặc điểm nổi bật của loài Hamster này đó là có lớp lông rất mịn, xù và ngoại hình đáng yêu.

Hamster Bear mắt đỏ

Hamster Bear mắt đỏ là dạng biến thể và có đôi mắt màu đỏ. Nguyên nhân chuột có màu đỏ là do xử lý genetica dẫn đến khả năng thiếu hụt pigment melanin ở mắt và tạo nên màu đỏ. Giống Hamster mắt đỏ ở Việt Nam khá hiếm. 

Hamster Bear bụng to

Giống Hamster bụng to có trọng lượng từ 200 – 400g tùy theo từng giới tính và kích thước. Kích thước của loài Hamster này tạng to và nổi bật với chiếc bụng to. Khi được nuôi ở điều kiện thích hợp, Hamster Bear bụng to có trọng lượng tới 1kg.

Hamster Bear màu hiếm

Hamster gấu có màu hiếm là biến thể với bộ lông có màu đặc biệt và khác hoàn toàn so với giống bình thường. Một số giống Hamster Bear màu hiếm gồm: Màu bạc, màu đen, màu socola hoặc màu trắng hoàn toàn.

Cách nuôi chuột Hamster Bear hiệu quả

Cách nuôi chuột Hamster Bear hiệu quả cần có sự kết hợp giữa việc lựa chọn chuồng nuôi, đồ chơi và chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây:

Chuồng nuôi 

Điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi nuôi chuột Hamster Bear đó là chọn chuồng nuôi. Cần có không gian riêng đảm bảo sự thoải mái khi nuôi chuột và có kích thước tối thiểu của lồng là 60x30cm hoặc càng rộng càng tốt. Tùy theo nhu cầu bạn có thể chọn chuồng bằng chất liệu mica, thép không gỉ… với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau.

Đồ chơi cho Hamster Bear

Bên cạnh chuồng nuôi Hamster chắc chắn, thì bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và dụng cụ cần thiết như: Bình đựng nước, thức ăn và bát đựng. Ngoài ra, cũng cần có đồ chơi tốt cho Hamster Bear như:

  • Đồ chơi nhai: Mục đích giúp Hamster Bear làm mòn răng, vì loài chuột này có răng phát triển rất nhanh.
  • Bánh xe chạy: Bên cạnh ăn và uống, thì bạn cũng nên chuẩn bị bánh xe chạy trong chuồng để Hamster được rèn luyện sức khỏe.
  • Đồ chơi đường hầm và nơi ở: Hamster là loài thích ẩn náu, vì vậy việc bố trí đồ chơi đường hầm sẽ để kích thích sự phát triển bản năng.

Chế độ ăn uống của chuột Hamster Bear

Thức ăn cho Hamster Bear rất đa dạng, bạn có thể cho ăn dạng viên hoặc các loại rau củ, trái cây. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên cho Hamster ăn các loại họ cam, rau diếp, trái cây có hạt… Bên cạnh đó, cũng không nên cho Hamster Bear ăn quá nhiều đồ ăn vặt, vì sẽ gây béo phì và tăng cân.

Khi nuôi Hamster cần đảm bảo nguồn nước sạch và luôn có sẵn nước trong chuồng để chuột uống khi khát. Tốt nhất nên sử dụng bình đựng nước thay vì bát sẽ làm đổ và ướt lông chuột. Lưu ý khi cho Hamster ăn bạn cũng nên rửa sạch sẽ tay, thức ăn, bình nước và dụng cụ.

Dưới đây là các loại thức ăn chính cho chuột Hamster Bear mà bạn có thể tham khảo:

  • Thức ăn chất lượng: Gồm các loại hạt lúa mạch, gạo, hạt hướng dương, thức ăn giàu chất dinh dưỡng.
  • Rau xanh: Cung cấp đầy đủ rau xanh như cải bó xôi, rau bina, cỏ xanh, lá bỏng… để bổ sung vitamin và chất xơ cần thiết.
  • Trái cây: Có thể cho Hamster Bear ăn các loại trái cây như dứa, táo, lựu, chuối, lê. Lưu ý nên bỏ hạt trước khi cho chuột dùng để tránh nguy cơ về sức khỏe.
  • Thức ăn bổ sung: Bao gồm các loại viên khoáng, viên ngậm và viên bổ sung vitamin để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Hạt hướng dương, hạt lúa mạch: Là nguồn thức ăn quan trọng cung cấp đầy đủ năng lượng hoạt động cho Hamster Bear.
  • Kẹo hamster: Cho chuột Hamster ăn các loại kẹo dành riêng cho chuột để có đời sống được ngọt ngào hơn. Tuy nhiên, không nên cho Hamster ăn quá nhiều sẽ gây tăng cân mất kiểm soát.

Khả năng sinh sản của chuột Hamster Bear

Chuột Hamster Bear có thể sinh sản từ khi được 4 tuần tuổi và lúc này bạn có thể tách chuột đực riêng. Con cái sẽ sẵn sàng giao phối và vểnh đuôi lên chấp nhận. Bạn có thể ghép cặp Hamster bằng cách đặt chuột cái và đực riêng một chuồng. Tuy nhiên, không được đặt đặt chuột đực vào chuồng của chuột cái, vì chúng sẽ cắn nhau.

Ở điều kiện thuận lợi sau 20 – 30 phút con đực và cái sẽ giao phối, lúc này bạn có thể cho chuột về chuồng riêng. Đối với Hamster Bear cái có thời gian mang thai là 16 ngày và mỗi lứa đẻ khoảng 5 – 10 con. Trong vòng 15 ngày đầu sau khi chuột đẻ bạn không nên lại gần sẽ khiến Hamster bị stress và ăn con của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay thức ăn và nước uống hàng ngày.

Trong thời gian Hamster mẹ nuôi con, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng thức ăn nhiều hơn. Chuột Hamster con sau khi sinh phát triển rất nhanh và mọc lông cũng như tập ăn sau 1 tuần. Sau khi chuột được khoảng 2 tuần tuổi có thể cai sữa.

Chuột Hamster Bear có cắn không?

Câu hỏi Hamster Bear có cắn không được nhiều người quan tâm. Đây là giống chuột thân thiện và có tính cách dễ thương, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn cũng không thể đoán được trước những hành vi của loài Hamster này. Chính vì vậy, bạn nên cẩn thận và tránh các hành động khiến Hamster bị kích động. Cần lưu ý rằng, ngay cả trong trường hợp chúng thân với bạn nhưng vẫn có thể cắn bạn nếu thấy bị đe doạ.

Hamster Bear là loài có thị lực kém, do đó bạn nên thường dùng nhiều giác quan để bảo vệ bản thân. Chính vì vậy, khi tiếp cận với Hamster Bear bạn cnaf nhẹ nhàng để tránh khiến chúng bị hoảng sợ. Ngoài ra, cũng cần rửa tay sạch sẽ để tránh Hamster nhầm đó là ngón tay và cắn bạn.

Các bệnh thường gặp ở chuột Hamster Bear

Cách chăm sóc Hamster Bear hiệu quả là bạn cũng cần lưu ý những bệnh thường gặp ở loài chuột này và có cách phòng tránh hiệu quả. Dưới đây là những bệnh thường gặp khi nuôi chuột Hamster Bear:

  • Bệnh đường ruột: Đây là bệnh về đường tiêu hoá do vi khuẩn gây nên. Khi đó bạn sẽ thấy Hamster có triệu chứng tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn hoặc đuôi ẩm ướt. Vì vậy, nếu nghi ngờ thấy Hamster có dấu hiệu bị nhiễm trùng đường ruột bạn nên đưa đi thăm khám bác sĩ thú y để có cách điều trị hiệu quả.
  • Ký sinh trùng: Trong quá trình nuôi Hamster có thể bị ve tai hay ve ở lông khi ở trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Lúc này bạn sẽ thấy chuột thường xuyên gãi ngứa, lông rụng thành từng mảng. Trong trường hợp này cần đưa chuột đi khám thu ý càng sớm càng tốt.
  • Răng mọc quá dài: Hamster Bear có răng mọc quá dài và gây ảnh hưởng tới việc ăn uống. Răng dài hơn bình thường và khiến chuột gầy đi. Lúc này bạn cần bổ sung các loại đá mài để chuột sử dụng và tránh răng mọc quá dài.

Giá chuột Hamster Bear bao nhiêu? 

Chuột Hamster Bear giá dao động từ 130.000 – 150.00đ/con. Để nuôi chuột bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết như:

  • Lồng nuôi: từ 300.000 – 3.000.000đ tuỳ theo kích thước, chất lượng.
  • Vật dụng trong chuồng: Chén ăn, bình đựng nước, lót chuồng, đồ chơi…  Giá khoảng 500.000đ.
  • Vitamin, thức ăn, thuốc men: Dao động 300.000đ/tháng.

Trên đây là hướng dẫn cách nuôi chuột Hamster Bear về chăm sóc, ăn uống, huấn luyện… Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình một bé Hamster phù hợp nhất với nhu cầu nuôi và luôn khoẻ mạnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây