Thỉnh thoảng có thể bạn sẽ nhận ra chú mèo của mình đang có dấu hiệu bị ngứa ngáy, lông rụng nhiều, thậm chí là rụng từng mảng, và ở chỗ lông rụng đi sẽ thấy bị sẫm màu hoặc đỏ lên. Nếu các triệu chứng kể trên xuất hiện thì chú mèo của bạn đã bị nấm ở da rồi đấy. Cách trị nấm cho mèo nếu không kịp thời và đúng cách sẽ lan ra cả toàn thân thậm chí là sang cả những con mèo khác. Nặng hơn mèo sẽ bị nhiễm trùng máu và tử vong.
1. Mèo bị nấm là bệnh gì?
Mèo bị nấm là tình trạng khá là phổ biến. Không chỉ ở mèo mà chó cũng không thường dễ bị nấm da. Nấm sẽ xâm nhập qua vết xước của da vào cơ thể. Người ta có thể tìm thấy nấm trong phân của con vật đã nhiễm bệnh hoặc trong đất. Mèo của bạn dù còn nhỏ hay trưởng thành đều không tránh được nguy cơ nhiễm nấm.
Một vài loại nấm sẽ tấn công vào những con mèo đang bị suy giảm miễn dịch hoặc đang bị bệnh. Thực tế, không phải tất cả các loại nấm đều gây ra những nguy hiểm đối với cơ thể của mèo và hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc. Tuy nhiên, có một vài loại nấm lại khiến cho mèo bị hỏng da và nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tính mạng của chúng.
2. Dấu hiệu mèo bị nấm
- Mèo bị nấm sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu trên da, lông rụng nhiều tạo thành từng mảng.
- Xuất hiện tế bào chết ( Gàu ), đóng vảy, có mùi hôi, da mẩn đỏ.
- Những vùng lông rụng tạo thành hình tròn, màu đỏ hoặc sẫm.
- Nếu bệnh nghiêm trọng có thể lây qua các con vật khác.
3. Nguyên nhân mèo bị nấm
Việt Nam có khí hậu nóng ẩm gió mùa nên nấm có điều kiện sinh sôi và phát triển. Nếu như mèo của bạn thường xuyên ở trong nhà, không ra ngoài nắng, cũng không được sấy thật khô lông sau khi tắm thì sẽ rất dễ bị nấm trên da.
Các loại nấm da trên mèo phổ biến hiện nay bao gồm Microsporum Canis Trichophyton Mentagrophytes, và Microsporum Gypseum.
Khi mèo bị nhiễm nấm, nó có thể làm lây sang những con mèo khác cùng đàn hoặc những loài vật xung quanh nó. Nguyên nhân là do khi nấm xâm nhập vào cơ thể mèo, sẽ xuất hiện hàng triệu, hàng triệu những bào tử vi mô ở xung quanh những sợi lông mèo. Dần dần nó sẽ dẫn tới nhiễm trùng và lây sang cá thể khác.
Khi mèo tiếp xúc, động chạm vào những con mèo hoặc động vật khác, nấm sẽ lây lan khác cá thể đó. Thường thì mèo trưởng thành sẽ không bị nấm thường xuyên như khi mèo con nhỏ bởi lúc này đề kháng và miễn dịch của mèo đã tốt hơn. Và mèo khỏe mạnh sẽ có ít nguy cơ nhiễm nấm hơn so với mèo bị bệnh.
4. Cách trị nấm cho mèo đơn giản tại nhà
Nấm dễ lây lan nhưng không hề khó chữa, chỉ cần bạn kiên nhẫn là bệnh của chú mèo sẽ khỏi. Mèo con hay mắc nấm do sức đề kháng kém hơn. Với cách trị nấm cho mèo có 2 nguyên tắc cần tuân theo là không được để cho mèo liếm vết thương đang nhiễm nấm và cần tìm được loại thuốc điều trị để bôi cho mèo thật hợp lý.
4.1. Sử dụng loa đeo đầu cho mèo
Các dụng cụ chống liếm được bán ở tất cả các cửa hàng thú cưng ở bất kỳ đâu hoặc mua online. Khi đeo dụng cụ chống liếm mèo sẽ không thể có cách nào liếm vào vết thương và vì thế hạn chế nấm lan ra các bộ phận, vị trí khác của cơ thể.
4.2. Sử dụng thuốc bôi
Người nuôi mèo cần kiên nhẫn để điều trị thuốc nấm cho mèo thì mới thấy được hiệu quả tích cực. Khi mèo bị nấm có thể dùng các sản phẩm thuốc như Nizoral, Ketoconazol. Bôi vào vết nấm 1-2 lần mỗi ngày.
Chỉ cần kiên trì bôi thuốc 2 lần mỗi ngày kết hợp việc thường tắm rửa và sấy khô lông cho mèo, đeo dụng cụ chống liếm vào cổ mèo là dần sẽ chữa khỏi vết nấm.
Một cách chữa nấm cho mèo khác là bạn dùng lá chè xanh đun lên lấy nước và tắm cho mèo sau đó dùng Betadine để sát trùng. Tùy vào độ nhiễm nấm nặng nhẹ của từng cá thể mèo mà đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả. Cách điều trị cho chú mèo này hiệu quả nhưng chưa chắc đã phù hợp và có tác dụng với chú mèo khác. Vì vậy mọi thông tin đều mang tính chất tham khảo.
Tìm hiểu thêm về cách chăm sóc mèo cưng:
- Mèo bị vảy gầu – cách chửa trị dứt điểm
- Cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà hiệu quả
- Mèo sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? cách chăm sóc
- Các bệnh thường gặp ở mèo – triệu chứng và cách chữa, phòng ngừa
- Cách trị mèo biếng ăn và những lưu ý khi giải quyết
5. Chăm sóc mèo bị nấm
Thời gian khi áp dụng cách trị nấm cho mèo và phục hồi của mèo còn tùy vào mức độ nhiễm nấm, loại nấm mà mèo bị nhiễm. Một vài loại nấm phải mất vài tuần mới có thể được tiêu diệt và loại khỏi cơ thể mèo.
Không cần thiết phải đưa mèo tới thú y thường xuyên khi điều trị nấm. Bạn hoàn toàn có thể mang mèo về nhà và tự điều trị cho chúng. Và theo định kỳ thì mang tới bác sĩ thú y để kiểm tra cẩn thận hơn.
Trường hợp mèo cần phải phẫu thuật thì thời gian phục hồi của mèo sẽ kéo dài hơn. Bác sĩ sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc cho mèo khi mổ và dùng các loại thuốc, vừa uống, vừa bôi để tăng hiệu quả điều trị. Sau khoảng 7-10 ngày mèo sẽ được tháo chỉ khâu vết mổ.
Khi mèo bị nấm da có thể sẽ nhiễm trùng thứ phát. Tình trạng này sẽ khiến cho mèo gặp những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới sức khỏe nếu như không được hỗ trợ kịp thời. Lúc này nên tuân theo những chỉ định trong quá trình điều trị mà bác sĩ đưa ra.
6. Phòng bệnh nấm ở mèo
Làm thế nào để ngăn chặn việc mèo bị nấm ở da? Bạn không nên mua những cá thể mèo mà không xác định rõ được nguồn gốc, xuất xứ của mèo. Khi phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng mèo bị nấm, bạn cần tách riêng chú mèo đó, không để tiếp xúc với những con mèo khác.
Nên cho mèo tắm nắng thường xuyên và vệ sinh chỗ ở của mèo. Chỗ ở nên khô ráo và thoáng khí.
Sau khi tắm cho mèo, cần sấy thật khô bộ lông. Nhất là những ngày nồm ẩm, độ ẩm không khí cao, cần cho mèo ở nơi khô ráo. Chỉ cần thấy có biểu hiện nhiễm nấm là lập tức cách ly và theo dõi sát soi để kịp thời điều trị. Khi tiếp xúc với mèo đang nghi bị nấm hoặc đang bị nấm, bạn cần phải đeo găng tay, khẩu trang. Nếu mua mèo về nuôi phải chọn mèo có nguồn gốc rõ ràng.
Cách trị nấm cho mèo cần phải có thời gian, không phải trong ngày 1, ngày 2, nên bạn cần cố gắng kiên nhẫn. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các bạn.