Tép Ong Đen, Đỏ: Đặc tính, Cách nuôi, Giá bán

Tép ong đen và đỏ là những giống tép được nhiều người ưa chuộng nuôi làm kiểng hiện nay với màu sắc đẹp, cùng ngoại hình cuốn hút. Khi tìm hiểu đặc tính, cách nuôi và giá bán dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được loài tép ong phù hợp nhất để nuôi. 

Nguồn gốc của tép ong 

Tép ong còn có tên gọi là King Kong, tép ong Đài Loan. Đây là loài có tính cách ôn hoà nên được nhiều người yêu thích nuôi làm cảnh. Tép ong có tên tiếng Anh là Caridina cantonensis có nguồn gốc từ khu vực phía Nam của Trung Quốc, Hồng Kông và miền Bắc Việt Nam. Khi nuôi sống ở môi trường tự nhiên tép ong ưa sống ở vùng nước ngọt như lạch núi, suối hoặc sông hồ. Tép ong còn có tên gọi là King Kong, tép ong Đài Loan. Đây là loài có tính cách ôn hoà

Đặc điểm nhận biết tép ong 

Bạn có thể dễ dàng nhận biết tép ong so với các loài tép khác qua đặc điểm dưới đây: 

– Có dải ngang màu nâu đỏ cùng nhiều chấm nhỏ ở toàn thân. 

– Tép ong có 2 – 3 sọc ngang ở bụng và mai. 

– Tép ong có nhiều màu như: Sọc vàng, sọc đen, có chấm hoặc không. 

– Ở điều kiện nuôi thích hợp tép ong có kích thước 2 – 3cm.

Đặc tính của loài tép ong 

Khi tìm hiểu đặc tính của loài tép ong sẽ giúp bạn có cách nuôi hiệu quả nhất. Loài tép này không gây ảnh hưởng cũng như tấn công bất kỳ loài nào trong cùng bể. Vì tép ong không có tập tính xâm chiếm lãnh thổ, không sống thành từng bầy đàn. Đó là lý do vì sao loài tép này ngày càng có số lượng lớn và ít bị tấn công bởi các loài khác. 

Tép ong có mấy loại? 

Tép ong có tất cả 4 loại, cùng tìm hiểu cụ thể từng loại tép ong dưới đây: 

– Tép ong đỏ: Nổi bật với những khoang màu trắng và đỏ vô cùng cuốn hút. Giá thành của tép ong đỏ khá đắt đỏ và hiếm. 

– Tép ong đen: Được lai từ Trung Quốc có đường loang ở giữa vệt đen và trắng. Đây là loài tép có sức sống rất mãnh liệt.

– Tép ong vàng: Loài tép này có những đường vân sọc kẻ nhìn giống như con ong. Đặc biệt là những đường vân quấn lại với nhau và có màu vàng kim óng ánh rất đẹp. 

– Tép Blue Bolt: Giống tép này có màu xanh dương nổi bật nên được nhiều người ưa chuộng. 

Cách nuôi tép ong đúng kỹ thuật

Khi nuôi trong môi trường tự nhiên tép ong thường sống về đêm là chủ yếu. Thời gian hoạt động từ khi mặt trời lặn và dừng cho tới khi xuất hiện bình minh. Sở dĩ loài tép này có thói quen ăn đêm vì sẽ giúp chúng tránh xa được những đối tượng săn mồi.  

Thức ăn của tép ong 

Tép ong ăn tạp, chúng có thể ăn được bất kỳ thứ gì ở trong bể. Vì vì vậy, khi nuôi tép ong bạn sẽ tiết kiệm được thời gian dọn dẹp bể. Nguồn thức ăn của tép ong trong bể thuỷ sinh gồm có: Tảo, thức ăn thừa của cá… Để tép ong phát triển tốt, bạn cũng nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là thời điểm lột xác. 

Tuy nhiên, không nên cho tép ong ăn quá nhiều sẽ làm giảm chất lượng nước ở trong bể và ảnh hưởng tới tuổi thọ. Đặc biệt, khi ăn quá nhiều tép dễ bị nhiễm ký sinh trùng và các bệnh về nhiễm trùng. 

Chuẩn bị bể nuôi 

Tép ong có kích thước nhỏ, vì vậy khi chuẩn bị bể nuôi bạn có thể chọn loại bể thuỷ sinh khoảng 20 lít. Cần lưu ý tép ong rất nhạy cảm với nước, do đó bạn nên chọn thông số nước phù hợp và đảm bảo nhiệt độ từ 20 – 24 độ C. Ngoài ra, cần đảm bảo được các thông số khi nuôi tép ong dưới đây:

– Độ pH: 6 – 6.8

– GH tối ưu: 3 – 6

– Nitrat: Dưới 20 ppm

– KH tối ưu: 0 – 2

– TDS tối ưu: 120 – 150 

Chuẩn bị dụng cụ 

Trong bể nuôi tép ong cần bố trí: Sục khí, đèn chiếu sáng, gỗ lũa và bộ lọc. Đây đều là những vật dụng cần thiết và không thể thiếu được khi nuôi tép ong. 

Mặc dù tép ong không được khuyến khích khi nuôi thuỷ sinh, tuy nhiên với cách chăm sóc đơn giản và màu sắc đẹp bạn hoàn toàn có thể nuôi loài tép này làm cảnh. Đừng quên lưu lại những thông tin chia sẻ hữu ích ở trên để nuôi tép ong hiệu quả nhất nhé. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây