Tôm Cảnh Crayfish: Đặc tính, Cách nuôi, Giá bao nhiêu? là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi nuôi tôm cảnh. Trong khuôn khổ của bài biết sau Việt Animal sẽ giải đáp thắc mắc ày của bạn.
Nguồn gốc của tôm cảnh Crayfish
Tôm cảnh Crayfish là loài giáp xác sống ở môi trường nước ngọt và có ngoại hình giống như tôm hùm, Loài tôm này được gọi với nhiều tên khác nhau như: Tôm Crayfish, tôm hùm nước ngọt, tôm hùm đất… Loài tôm này có nguồn gốc từ Mỹ, nổi bật với đôi càng lớn và chắc nịch. Mặc dù có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng tôm cảnh màu xanh biển là được nuôi phổ biến nhất hiện nay.
Ngoài ra, còn có tôm cảnh màu vàng cam hay xanh lá. Tôm cảnh có đôi mắt rất dữ, đuôi có những mảnh nhìn giống như hình cánh quạt. Tôm cảnh Crayfish có đặc biệt khác biệt so với tôm cảnh khác là có râu thô hơn và có thêm đốt ở trên thân.
Đặc tính của tôm cảnh Crayfish
Tôm Crayfish có đặc tính tranh đấu cùng hệ thần kinh rất nhạy cảm. Nếu bạn nuôi chung những con tôm Crayfish với nhau chúng sẽ rất dễ tấn công lẫn nhau. Đó là lý do vì sao tôm cảnh Crayfish thường được nuôi một mình trong bể. Bạn cũng có thể nuôi ghép tôm Crayfish cùng với các loại ốc và cá khác.
Tuổi thọ của tôm Crayfish khoảng 15 – 20 năm. Kích thước của tôm Crayfish trưởng thành khoảng 13cm và tôm Crayfish có màu lục hay làm lam được ưa chuộng nhất.
Điều kiện sống của tôm Crayfish
Tôm cảnh Crayfish ưa sống ở sông, suối và ao hồ, vì vậy bạn có thể dễ dàng nuôi loài tôm cảnh này. Đảm bảo nhiệt độ thích hợp nhất để nuôi tôm Crayfish khoảng 22 độ C. Độ pH thích hợp từ 6.7 – 7.8, độ cứng từ GH5 – 24 dGH.
Loài tôm cảnh này ưa sống ở môi trường có không gian rộng và bạn nên chọn loại bể có kích thước trên 0,7m. Trong bể nuôi tôm Crayfish cũng cần bố trí thêm đường ống nước để tôm trú ẩn. Bên cạnh đó cần đảm bảo chất lượng nước đảm bảo và môi trường nước được sạch sẽ.
Cách nuôi tôm cảnh Crayfish
Nhìn chung cách nuôi tôm cảnh Crayfish khá đơn giản và bạn cần đảm bảo lựa chọn được những con tôm khỏe mạnh để phát triển tốt nhất. Dưới đây là những kỹ thuật nuôi tôm Crayfish mà bạn có thể tham khảo:
Thức ăn
Tôm Crayfish ưa sống ở môi trường nước ngọt và chủ yếu là sông suối, vì vậy thức ăn của chúng rất đa dạng. Bạn có thể cho tôm Crayfish ăn các loại như: Cá nhỏ, động thực vật đã bị phân huỷ trong nguồn nước.
Đối với môi trường nuôi trong bể, bạn nên cho tôm cảnh ăn trùn chỉ, cá nhỏ để cung cấp protein cần thiết cho tôm phát triển. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm viên tảo và các viên tổng hợp cho tôm ăn kèm. Chú ý chỉ nên cho tôm ăn với số lượng vừa phải để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Chăm sóc tôm Crayfish khi sinh sản
Thời gian sinh sản của tôm Crayfish khoảng 1 – 2 tuần. Tôm cái sẽ đẻ trứng sau khi giao phối 1 – 2 tháng. Lúc này cần thiết kế hang đá để tôm đẻ trứng và thường tôm cảnh sẽ ôm trứng trong vòng 2 tuần rồi mới đẻ. Thức ăn cho tôm con cũng tương tự như với tôm lớn, nhưng bạn nên nghiền nhỏ để tôm dễ ăn hơn.
Vệ sinh nước trong bể
Để nuôi tôm cảnh Crayfish phát triển tốt và ít bệnh, bạn cần chú ý vệ sinh nước sạch sẽ thường xuyên. Có thể thiết kế bộ lọc để đảm bảo lượng oxy và chất lượng nước, trong trường hợp không dùng lọc phải thay nước thường xuyên.
Cần đảm bảo thay nước trong bể 1 – 2 tuần/lần. Đối với nước máy cần phải xử lý trước khi thay và đảm bảo nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Nếu thấy trong bể có thức ăn thừa cần dọn dẹp sạch sẽ để tránh gây ô nhiễm.
Giá tôm cảnh Crayfish bao nhiêu tiền?
Giá tôm cảnh Crayfish còn tuỳ theo vào từng kích thước và màu sắc. Dao động từ 60.000đ/con với kích thước 3 – 4 cm. Giá 150.000đ/con size 5 – 6cm. Một số loại tôm Crayfish nhập khẩu có giá lên tới 500.000 – 1.000.000đ/con.
Với những kiến thức hữu ích khi nuôi tôm cảnh Crayfish ở trên, sẽ giúp bạn dễ dàng nuôi và chăm sóc loài tôm cảnh này một cách tốt nhất. Đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất từ Việt Animal để cập nhật những kiến thức cần thiết khi nuôi tôm Crayfish nhé!