Chim Hút Mật: Đặc điểm, Tập tính, Ăn gì, Cách nuôi cho người mới

Chim hút mật (Nectariniidae) là loài chim có ngoại hình độc đáo cùng lối sống đặc biệt, có hơn 132 loài khác nhau sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Cùng My Pet tìm hiểu về giống chim này, khám phá những đặc điểm, nơi sống, tập tính sinh sản và cách nuôi chim Hút Mật cho người mới nhé.

1. Tìm hiểu về Chim Hút Mật

1.1. Chim Hút mật là chim gì?

Tên khoa học:Nectariniidae
Bộ:Passeriformes
Tuổi thọ:10 – 15 năm
Thức ăn:Mật hoa, cùng với các loại côn trùng như: Sâu, mối, trứng kiến, kiến…
Giá:250.000 – 280.000đ

Chim Hút mật có tên khoa học là Nectariniidae, thuộc họ chim Sẻ có kích thước rất nhỏ. Đặc điểm nổi bật của giống chim này so với các loại chim khác đó chính là khả năng hút mật. Chim phân bố tại nhiều khu vực trên thế giới, phổ biến nhất tại khu vực Nam châu Á, châu Phi hoặc phía Bắc của Australia. 

Giống chim này có họ hàng với chim ruồi hay chim ăn mật tại Úc. Nhìn chung chúng có sự giống nhau về quá trình tiến hóa và thức ăn chính là hút mật hoa. Một số loài có thể bay khi hút mật, nhưng chủ yếu là đậu vào cành rồi mới hút mật.  

Chim Hút mật là chim gì?

1.2. Chim Hút Mật Sống ở đâu? 

Giống chim này chủ yếu được tìm thấy tại khu vực châu Á, châu Phi và Australia. Tại Việt Nam chim Hút mật thường sinh sống chủ yếu ở khu vực Cần Thơ, Cà Mau, Trà Vinh… Chúng thường di trú theo mùa hoặc không di trú trong thời gian ngắn. 

Chim Hút mật sinh sống chủ yếu ở khu vực rừng mưa, nơi chưa có con người tác động, cánh đồng rừng thưa, xavan, rừng cây bụi, vùng núi cao. Đặc biệt, một số giống chim này được tìm thấy tại độ cao tới 4900m so với mực nước biển.

Chim Hút mật thường phân bố ở đâu?

1.3. Đặc điểm nhận biết của Chim Hút Mật

Dưới đây là đặc điểm của chim Hút mật giúp bạn dễ dàng nhận biết được giống chim này: 

  • Có kích thước rất nhỏ, đối với chim trưởng thành trọng lượng khoảng 5 – 30g. 
  • Chim trống có bộ lông sáng, nổi bật và đuôi dài. 
  • Mỏ chim Hút mật rất nhỏ, cong và dài. Lưỡi hình ống dạng chóp dạng chổi. 
  • Một số giống Hút mật có ngoại hình nổi bật: Màu lông cam, xanh hoặc đỏ nổi bật. Nhiều loài sinh sống ở độ cao có màu xám, mỏ cùng kích thước to hơn so với các loại khác. 
  • Khả năng bay của chúng rất nhanh và có khả năng giữ thăng bằng tốt. 
Đặc điểm nhận biết chim Hút mật 

1.4. Cách phân biệt chim Hút Mật trống và mái

Dựa vào ngoại hình bạn có thể dễ dàng nhận viết được đâu là chim Hút mật trống và mái. My-pet sẽ chia sẻ cụ thể với bạn ngay sau đây:

Chim trốngChim mái 
Đầu to và bè hơn so với chim máiĐầu chim tròn và dẹt hơn so với chim trống
Chim trống có hình dáng giống như hình tam giácThân hình của chim ngắn hơn
Thân to, dài và có khoảng cách giữa vai rộngĐôi vai của chim hẹp và nhỏ hơn
Màu lông của chim đực óng ả hơn so với chim máiMàu sắc lông chim sẫm hơn so với chim trống
Cách phân biệt chim Hút mật trống và mái

1.5. Các loài chim Hút Mật phổ biến hiện nay

Dưới đây là các loại chim Hút mật hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

1.5.1. Chim Hút mật bụng hung (Chalcoparia singalensis) 

Có chiều dài khoảng 11m và phân bố rộng khắp các vùng miền tại Việt Nam. Chủ yếu khu vườn quốc gia Bù Gia Mập, VQG Cát Tiên. 

1.5.2. Chim Hút mật đuôi nhọn (Aethopyga christinae)

Chiều dài khoảng 10 – 12cm, sinh sống tại khu vực Tam Đảo, Ba Vì, VQG Hoàng Liên Sơn, Chư Yang Sin, dãy núi Bạch Mã. 

1.5.3. Chim Hút mật ngực đỏ (Aethopyga saturata) 

Chim Hút mật ngực đỏ có chiều dài từ 11 – 15cm, thường sinh sống tại khu vực Trung Bộ, Tây Bắc và vùng Đông Bắc. 

1.5.4. Chim Hút mật đỏ (Aethopyga siparaja)

Chiều dài từ 11 – 13,5cm, được tìm thấy tại khu vực Ba Vì, Tam Đảo, Bạch Mã, Cúc Phương và Cát Tiên. 

1.5.5 Chim Hút mật bụng vạch (Kurochkina Grammar hypogrammicum)

Chiều dài khoảng 14 – 15cm và định cư chủ yếu tại khu vực Nam Bộ, với rừng rộng lá xanh tươi. 

1.5.6. Chim Hút mật họng nâu (Anthreptes malacensis)

Chim Hút mật họng nâu có chiều dài khoảng 14cm và phân bố chủ yếu tại khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ (Phú QUốc, VQG Bù Gia Mập, Cát Tiên…)

1.5.7. Chim Hút mật họng hồng (Leptocoma brasiliana)

Chim Hút mật họng hồng có chiều dài khoảng 10cm, định cư chủ yếu tại vùng Nam Bộ Bộ và Nam Trung Bộ. 

1.5.8. Chim Hút mật lưng đen (Leptocoma calcostetha)

Chiều dài khoảng 14cm và định cứ chủ yếu tại khu vực Nam Bộ, sinh sống nhiều khu rừng ngập mặn.  

1.5.9. Chim Hút mật họng đen (Cinnyris asiaticus)

Giống chim này có chiều dài khoảng 11cm, định cư tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ. 

1.5.10 Chim Hút mật họng tím (Cinnyris jugularis)

Chim Hút mật họng tím dài 11 – 13cm, định cư chủ yếu tại khu vực Ba Vì, VQG Tam Đảo, Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã… 

1.5.11. Chim Hút mật họng vàng (Aethopyga gouldiae)

Chiều dài từ 11 – 16,5cm, sinh sống chủ yếu tại khu vực Đông và Tây BẮc nước ta như: Bà Nà, Bạch Mã, VQG Hoàng Liên, Chư Yang Sin… có độ cao tới 2.600m. 

1.5.12. Chim hút mật Nepal (Aethopyga nipalensis)

Chim Hút mật Nepal (Aethopyga nipalensis) dài từ 11 – 33,5cm, định cư chủ yếu tại khu vực Tây Bắc và Trung Bộ nước ta như: Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, vườn quốc gia Hoàng Liên.  

Tìm hiểu thêm:

1.6. Tập tính sinh sản

Chim Hút mật thường làm tổ nhỏ, hình dáng giống như bọng, trong mùa sinh sản, đặc biệt là mùa mưa khi nguồn thức ăn dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của chim non. Một số loài Hút mật cũng có thể sinh sản vào mùa khô, khi mùa hoa nở rộ. Quá trình ấp trứng kéo dài từ 18 – 20 ngày, sau đó con trống chăm sóc và bảo vệ những chú chim non mới nở với sự quan tâm tận tình. Tổ của chúng được xây dựng vô cùng tinh tế, bao quanh bằng nhiều lớp, tạo nên một chiếc tổ ấm cúng cho sự phát triển của chúng.

Tập tính sinh sản của chim Hút mật thế nào?

2. Chim Hút Mật ăn gì?

Chim hút mật ăn nhiều loại thức ăn, bao gồm trái cây, mật hoa, sâu bọ, cám và thức ăn lỏng. Cần cung cấp đa dạng thức ăn và đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho chim.

  • Quả: mâm xôi, nho, dâu tằm, việt quất, chôm chôm, xoài, dưa hấu, thanh long, v.v.
  • Mật hoa: dừa, dâm bụt, dong riềng, đào chuông, bông trang, thiến thảo, chuối, v.v.
  • Sâu bọ: sâu nhỏ, trứng kiến, côn trùng nhỏ.
  • Cám: mua sẵn hoặc tự làm từ đậu xanh, trứng, tôm, sầu riêng (rang đậu xanh, trộn đều, sấy khô). Phù hợp cho chim 7 màu, 5 màu, họng nâu, xác phác.
  • Thức ăn lỏng: nước đường, mật ong, nước ép trái cây (dưa hấu, xoài).
  • Chim non: trứng kiến, sâu bọ nhỏ. Khi đủ lông, trộn cám với côn trùng.

3. Cách nuôi Chim Hút Mật cho người mới

Hướng dẫn dưới đây dành cho những chú chim hút mật mới làm quen với môi trường nuôi nhốt.

3.1. Giai đoạn 1: Cho chim lần đầu tiếp xúc với cám

Việc đầu tiên cần quan tâm trong việc nuôi chim Hút Mật đó chính là cám. Bạn có thể mua cám chim hút mật ở các tiệm bán thức ăn cho chim ở gần bạn hoặc online trên các trang thương mại điện tử.

Lưu ý: Trước khi cho chim làm quen với cám bạn cần cho chim nhịn đói từ 1 – 3 tiếng đồng hồ. Giúp chim thèm ăn từ đó dễ tiếp cận với cám. Không nên để chim nhịn đói quá lâu sẽ khiến chim yếu đi.

3.1.1. Bước 1: Chuẩn bị cám

Lấy một lượng cám vừa đủ cho ra khây chưa thức ăn, sau đó đổ nước thấm vào cám để cám mềm ra. Ngâm trong vòng 2 – 3 phút với loại cám hạt nhỏ, và 5 phút với loại cám hạt to. Sau đó khuấy đều cho cám thành dạng lỏng. Tiếp tục đợi 3 – 5 phút để cám tan trong nước và khuấy đều thêm lần nửa.

3.1.2. Bước 2: Cho chim liếm cám

Sau khi để chim nhịn đói 1 – 3 tiếng, dùng tay nhẹ nhàng bắt chim ra ngoài và đưa mỏ của chim tiếp xúc với cám đã được chuẩn bị ở bước 1 để chim liếm cám.

Nếu chim của bạn không liếm cám, hãy mồi nước trước, cho một lượng nước vào khây và nhúng mỏ chim vào để chim liếm nước. Có thể nhúng đến mũi của chim để nó liếm mạnh hơn. Sau đó bắt đầu cho chúng liếm cám.

Sau khi thấy chim đã liếm cám, bạn có thể cho chim cùng cám dạng lỏng chuẩn bị ở trên vào lồng và tiếp tục quan sát một khoảng thời gian xem chim đói có tự liếm cám hay không. Nếu không hãy bắt ra và thực hiện lại bước 2.

Hãy quan sát xem chim của bạn ăn mạnh hay yếu. Nếu chim liếm hết cả nước và bột trong khuây thức ăn thì là chim ăn mạnh. Nếu chỉ liếm phần nước ở trên thì là chim ăn yếu.

Sau khi để chim ăn cám dạng lỏng được 2 – 3 ngày, lúc này chim đã ăn được bột ở phía dưới rồi, chúng ta chuyển sang giai đoạn 2.

Lưu ý: trong giai đoạn này hãy che phủ lồng chim từ 2 – 3 ngày để chim làm quen với môi trường nuôi nhốt tránh bị hoảng loạn.

3.2. Giai đoạn 2: cho chim làm quen với việc gắp hạt

Đầu tiên hãy sàn lọc các loại hạt cám nhỏ li ti từ bịch cám bạn mua về, nếu hạt vẫn còn to hãy giã cho hạt nhuyễn ra, lưu ý không nên để hạt quá nhuyễn mà nên ở dạng hạt nhỏ li ti để chim làm quen với việc gắp hạt.

Đưa cám vào lồng chim và quan sát xem chim có gắp được hạt không. Từ đó thay đổi kích thước hạt, cho chim làm quen từ nhạt nhỏ li ti đến các hạt lớn hơn.

4. Hướng dẫn cách bẫy chim Hút Mật

Nhiều người lựa chọn bẫy chim Hút mật ngoài tự nhiên để nuôi, vừa tiết kiệm vừa có được những chú chim đẹp. Để bẫy chúng bạn cần chuẩn bị lồng bẫy và chim mồi cùng lưới mắt cáo. Cần lưu ý rằng loài chim này có khả năng tự bảo vệ rất quyết liệt và nếu có sự xuất hiện của chim lạ tấn công chúng sẽ bay đi. 

Vì vậy để bẫy được chim Hút mật, bạn cần xác định được khu vực bẫy có số lượng chim nhiều hay ít sau đó treo lồng để có hiệu quả. Đối với chim mồi ít hót, bạn có thể bật video hoặc băng ghi âm tiếng hót của chim. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp sử dụng lưới tàng hình cùng tiếng chim ghi âm để bẫy. 

5. Thuần chim Hút Mật như thế nào? 

Cách thuần chim Hút mật khá đơn giản, đối với chim được bắt từ tự nhiên trong thời gian đầu bạn cần trùm áo lồng và treo ở nơi ít người qua lại. Sau 1 – 2 tuần khi chim dần quen với môi trường bạn hãy mở áo lồng cho chim nhanh thuần. Thông thường sau khi bắt về chim ít ăn, do đó bạn nên chủ động đút cho chim ăn.

6. Những câu hỏi thường gặp về Chim Hút Mật

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi nuôi chim Hút mật mà bạn có thể tham khảo: 

Chim Hút mật có tuổi thọ bao lâu?

Nếu sinh sống trong môi trường tự nhiên chim có thể sống từ 10 – 15 năm. Còn nếu nuôi nhốt thì khoảng 7 – 10 năm.

Ngoài hút mật chim có ăn gì không?

Bên cạnh hút mật chim vẫn ăn các loại trái cây, côn trùng và cám chim giống như các loài chim khác.

Nên nuôi chim hút mật đực hay cái?

Đối với nuôi làm cảnh bạn nên chọn chim hút mật đực sẽ có ngoại hình và màu sắc nổi bật hơn so với chim mái.

7. Chim Hút mật có giá bao nhiêu tiền? 

Giá chim Hút mật còn tùy theo từng giống, màu sắc cũng như đặc điểm cụ thể. Vì vậy để mua loài chim này và được báo giá cụ thể, bạn hãy tới trực tiếp các trang trại chim cảnh để được tư vấn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ uy tín để chọn mua. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi và giá chim Hút mật, hy vọng sẽ giúp bạn chọn được chú chim đẹp ưng ý và phát triển tốt nhất. Để được giải đáp mọi thắc mắc về giống chim Hút mật hoặc động vật… bạn vui lòng để lại bình luận ở dưới bài viết để được trả lời cụ thể nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây