Đặc điểm của Chim Công: Ăn gì, Cách nuôi, Thuộc bộ nào, Giá

Chim Công là giống chim đẹp nổi bật với bộ lông có màu sặc sỡ thu hút mọi ánh nhìn. Nếu bạn đang quan tâm tới giống chim này, nhưng chưa vẫn nắm rõ về đặc điểm, cách nuôi, thức ăn và giá bao nhiêu tiền? Thì hãy cùng tham khảo dưới đây nhé.    

Tên khoa học:Pavo muticus
Tên tiếng anh:Peacock
Bộ:Galliformes
Tuổi thọ:15 năm
Chiều dài:2,1m (trưởng thành)
Thức ăn:thực vật, cánh hoa, đầu hạt, côn trùng và loài chân đốt khác, bò sát và lưỡng cư
Giá:800.000đ / con non

1. Đặc điểm của Chim Công

1.1. Chim Công là chim gì? 

Tên khoa học của chim Công là Pavo muticus, giống chim này phân bố tại khu vực Đông Nam Á và phía Nam của Trung Quốc. Chim Công còn được gọi là chim cuông, khổng tước thuộc họ nhà chim Trĩ. Chim Công xuất hiện từ hơn 3 triệu năm trước và được bảo tồn nuôi tại sở thú hay khu bảo tồn quốc gia. 

Đặc điểm của Chim Công

1.2. Đặc điểm ngoại hình của chim Công 

Dưới đây là đặc điểm ngoại hình chim Công giúp bạn dễ dàng nhận biết được giống chim này: 

  • Kích thước của chim Công rất lớn và đuôi dài. Đối với con trưởng thành dài khoảng 2,1m và nặng tới 12kg/con.
  • Chim Công trống có chiều dài lớn hơn so với chim mái. 
  • Đầu của chi Công tròn và bé hơn so với tỷ lệ chung của cơ thể. 
  • Mỏ chim lớn, nhọn, cứng và có màu nâu. 
  • Đôi mắt của chim Công to, có màu nâu hoặc đen. 
  • Cổ chim Công dài và có phần yết hầu phình to. 
  • Ngực chim Công nở và có phản lưng rộng, bằng phẳng. 
  • Đôi chân của chim Công dài, ngón chân và móng vuốt sắc nhọn. 
  • Lông chim Công dài, có nhiều màu tùy theo từng loại và giới tính. 

1.3. Tập tính sinh sản của chim Công thế nào? 

Khi được 2 tuổi chim Công bắt đầu sinh sản. Thời điểm lý tưởng để chim Công giao phối là mùa hạ và mùa xuân. Vào kỳ sinh sản chim Công mái đẻ từ 8 – 35 trứng, sau đó được con đực và cái ấp khoảng 25 – 30 ngày. 

Chim Công non sau khi sinh có màu nâu, khi được 1 năm tuổi thì màu sắc mới thay đổi. Chim non có thói quen ăn uống giống như nuôi gà con. 

1.4. Môi trường sống của chim Công ở đâu?

Chim Công sống ở đâu? Môi trường sống của giống chim này rất đa dạng, chủ yếu là khu rừng nhiệt đới. Chim Công có tập tính sống theo từng cặp hoặc bầy đàn. Loài chim này được tìm thấy tại khu vực phía Nam của Trung Quốc và Đông Nam Á (có Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia). 

2. Các loại chim Công hiện nay

Phân loại từ các nhà khoa học chim Công được chia thành 3 nhóm gồm: 

2.1. Chim Công xanh 

Còn được gọi chim Công xanh hay Công lục Đông Dương, tên khoa học là Pavo muticus imperator. Giống chim Công này thường sống ở khu rừng thưa, rừng nguyên sinh hoặc nơi có cây cỏ mọc rập rạp. Chim Công xanh có chiều dài khoảng 2m, nặng  – 7kg đối với con đực và con mái là 3 – 5kg. Chim đực xòe rộng, có nhiều xoáy như đôi mắt, còn chim mái có lông màu nâu xám. 

2.2. Chim Công Congo

Có nguồn gốc từ Congo được thuần chủng từ khu vực Châu Phi. Ngoại hình chim Công Congo không có màu lông sặc sỡ như giống chim Công Ấn Độ. Chim đực có màu đen và xanh, trong khí đó chim cái có màu ánh xanh. Lông cổ và lông mào ở cả chim đực, cái có màu đỏ. 

2.3. Chim Công trắng

Đây là giống chim đặc biệt nhất trong các loại chim Công còn được gọi là Công bạch tạng. Giống chim này có bộ lông màu trắng, nhìn giống như bông tuyết. Đây là giống chim quý hiếm, khoảng 100 con mới có 1 con bạch tạng. Chim Công trắng có màu sắc nhẹ nhàng và mang ý nghĩa đặc biệt về tâm linh. 

Quan niệm từ thời xưa chim Công trắng có nguồn năng lượng hài hòa. Tại Việt Nam số lượng chim Công trắng rất hiếm, khoảng 15 – 20 con. Chim Công bạch tạng thường được nuôi tại khu bảo tồn, viện nghiên cứu và không được bán trên thị trường. 

Các loại chim Công hiện nay

Tìm hiểu thêm:

3. Cách phân biệt chim Công đực và mái

Để phân biệt chim Công đực và mái, bạn có thể tham khảo dưới đây:

– Kích cỡ: Chim Công đực có cân nặng và chiều dài lớn hơn so với chim mái. 

– Bộ lông: Chim Công đực có lông nhiều màu sắc hơn chim mái. Đuôi chim mái ngắn, chim đực dài và sặc sỡ, xòe giống như quạt. Lông đuôi của chim Công đực giống như hình con mắt. 

– Lông quanh mắt: Lông xung quanh mắt chim mái có màu trắng và lông quanh mắt chim đực có màu xanh sáng.

Cách phân biệt chim Công đực và mái 

4. Cách nuôi chim Công hiệu quả

Chim Công có màu sắc đẹp, đặc biệt là bộ lông nên được chọn để nuôi làm cảnh. Điều kiện nuôi chim Công cần có giấy phép từ những cơ quan chức năng có thẩm quyền. Dưới đây là cách nuôi chim Công đúng kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo: 

4.1. Chọn giống 

Điều cần lưu ý khi nuôi chim Công đó là chọn giống, vì đây là giống chim quý hiếm. Tùy theo mục đích nuôi mà bạn hãy chọn giống chim Công sao cho phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Nuôi sinh sản: Bạn nên nuôi 1 cặp chim Công trống và mái. 
  • Nuôi làm cảnh: Nuôi chim trống có màu sắc đẹp hơn. 

4.2. Chuồng nuôi

Kích thước của chim Công lớn, vì vậy không gian sống cần rộng rãi cho chim thoải mái chạy nhảy. Bên cạnh đó nên giăng mắt cáo ở xung quanh chuồng, lợp mái cao và dải cát ở bên dưới nền để chim không bị nhiễm khuẩn. 

Vào mùa hè cần chú ý giữ ấm cho chim Công, chuồng cần thoáng mát, có nhiều ánh sáng cho chim tắm nắng. Vào mùa đông cần đảm bảo chuồng được ấm và không bị gió lùa. 

4.3. Chim Công ăn gì?

Con Công ăn gì? Đây là giống chim ăn tạp, chúng có thể ăn bất kỳ loại thức ăn nào khi nhìn thấy. Món ăn yêu thích nhất của chim Công là thực vật, khi sinh sống ở môi trường tự nhiên chim thường ăn cỏ và các loại hạt. 

Đối với môi trường nuôi nhốt, nên bổ sung thêm các loại: Chuối, đậu nành, ngô, rau, khoai … Cùng với các loại thức ăn được chế biến từ động vật như: Ốc đập nhỏ, cá nhỏ, dế mèn, tôm. Mỗi ngày cho chim Công ăn 2 bữa như sau:

  • Bữa sáng: Nên cho chim ăn thực phẩm chủ yếu là tinh bột 
  • Bữa tối: Chim ăn động vật và các loại rau

4.4. Chăm sóc 

Cách chăm sóc chim Công còn tùy thuộc vào từng giai đoạn. Cụ thể: 

4.4.1. Giai đoạn chim non 

Khi chim còn nhỏ bạn chuẩn bị chuồng có kích thước phù hợp, sau đó lót giấy xuống dưới nền. Cần đảm bảo nhiệt độ trong chuồng từ 25 – 30 độ C. Khi chim lớn bạn nên chuyển chim sang chuồng có diện tích rộng hơn. 

Cũng giống như gà con, chim Công mới nở có thể tập ăn. Bạn có thể cho chim ăn các loại cám tổng hợp của gà con cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. 

4.4.2. Giai đoạn trưởng thành 

Ở giai đoạn này nên cho chim ăn thêm rau kết hợp với ngô theo tỷ lệ 30% rau và 70% cám. Khi chim càng lớn thì giảm lượng cám. Tới khi chim Công được 6 – 8 tháng nên cho chim sống ở chuồng rộng rồi đổ cát xuống nền. Thức ăn đảm bảo tỷ lệ 50% rau và 50% cám. Không nên cho chim Công ăn quá nhiều cám tổng hợp sẽ làm giảm khả năng đề kháng và lông không được đẹp. 

4.5. Phòng bệnh 

Chim Công có thể mắc các bệnh như: 

  • Bệnh sưng mặt, phù nề ở đầu hoặc các bộ phận trên cơ thể. 
  • Mắc các bệnh về nhiễm khuẩn đường ruột. 
  • Chim Công mắc bệnh ký sinh. 
  • Mắc bệnh tụ huyết trùng, bệnh giun, suy đường hô hấp, tụ huyết trùng. 

Để chim Công khỏe mạnh và không mắc các bệnh ở trên bạn cần chú ý: 

  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho chim Công theo tuổi và mùa. Khi chim Công được 3 tuần tuổi, 1 tháng và 2 tháng. 
  • Về chuồng nuôi chim Công cần chú ý dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên để tránh vi khuẩn gây bệnh. 
  • Cần phun thuốc khử trùng đảm bảo môi trường sống cho chim Công. 
  • Cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm đa dạng cho chim Công. 
  • Nên thường xuyên kiểm tra xem chim có biểu hiện gì bất thường hay không để có cách điều trị hiệu quả.
Cách nuôi chim Công hiệu quả

Xem thêm:

5. Giá chim Công bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Chim Công là loài trong sách đỏ nên việc nuôi làm cảnh còn hạn chế. Để mua chim Công bạn có thể tới các trang trại giống để mua chim. Giá chim Công trên thị trường hiện nay không hề rẻ chút nào. Bạn có thể tham khảo giá chim Công dưới đây:

Đối với chim Công non: 
  • Chim Công Ấn Độ: Từ 800.000đ/con
  • Chim Công ngũ sắc và chim Công trắng: 2 triệu đồng/con

Đối với chim Công trưởng thành có giá như sau:  

Chim Công trắng:
  • Chim Công giống: 2.000.000 đồng/con
  • Chim Công trưởng thành: 14.000.000 đồng/con
Chim Công ngũ sắc:
  • Chim Công giống: 2.000.000 đồng/con
  • Chim Công trưởng thành: 15.000.000 đồng/con
Chim Công xanh:
  • Chim Công giống: 800.000 đồng/con
  • Chim Công trưởng thành: 5.000.000 đồng/con

Để chọn mua chim Công giống tốt bạn nên chọn địa chỉ uy tín, có nhiều nguồn khác nhau. Nên tới trực tiếp các địa chỉ bán chim để chọn chim và học hỏi kinh nghiệm. Có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Khu vực miền Bắc 
  • Hà Nội: Vườn chim việt – xã Đông Mỹ, Thanh Trì
  • Hà Nam : Xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân
  • Bắc Ninh : Trang trại Nguyễn Hữu Khởi – xã Việt Đoàn, Tiên Du
  • Hưng yên : Trang trại Trần Huy Hợi  – xã Tống Phan, Phù Cừ
Khu vực miền Nam
  • Bình Dương: Địa chỉ số 378 đường Cây Đa, p Tân Bình, Tx Dĩ An

Những câu hỏi thường gặp về chim Công 

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chim Công mà bạn có thể tham khảo: 

Chim Công thuộc bộ nào?

Chim Công thuộc bộ Galliformes.

Chim Công tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh chim Công là Peacock.

Chim Công biểu tượng cho cái gì?

Trong phong thủy chim công biểu tượng cho quyền uy và cuộc sống vương giả. Nếu vẽ kết hợp cả hình ảnh chim Công mái và đực có ý nghĩa về Phú Quý – Giàu Sang – Hạnh Phúc.

Con Công có biết bay không?

Chim Công có thể bay được và độ cao khoảng 8m. Đối với chim Công non học bay từ sớm và chỉ sau vài ngày nở trứng là đã có thể học bay.

Trên đây là những thông tin về chim Công: Đặc điểm, cách nuôi và chăm sóc, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giống chim này cũng như có cách nuôi hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây