Hướng dẫn cách nuôi Kiến Cảnh từ A tới Z cho người mới

Nuôi kiến cảnh là xu hướng được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay. Nếu bạn đang có ý định nuôi kiến cảnh nhưng vẫn chưa biết bắt đầu như thế nào, thì hãy cùng tham khảo hướng dẫn cách nuôi kiến cảnh từ A đến Z dưới đây.

Tìm hiểu đôi nét về loài kiến cảnh

Kiến là loài thuộc côn trùng, bộ cánh màng và có tới 15.000 loài kiến trên thế giới hiện nay. Tên khoa học của kiến là Formicidae, chúng sống bao phủ khắp các khu vực ở đất liền, trừ Nam Cực.

Kiến là loài có tuổi thọ cao, có những con kiến thợ có thể sống tới 3 đến 8 năm. Thậm chí kiến chúa sống tới hàng chục năm hoặc vài thập kỷ. Đặc điểm ngoại hình kiến gồm có 3 phần là: Đầu, ngực, bụng và 6 chân.

Đây là loài côn trùng xã hội, chúng thường sống thành nhiều cá thể với nhau và chăm sóc ấu trùng. Kiến là loài thuộc nhóm côn trùng xã hội và có sự phân chia lao động rõ ràng. 

Thức ăn của kiến cảnh là gì?

Thức ăn của kiến cảnh rất đơn giản, chúng thường ăn các loại như: 

  • Ăn các loài động vật khác, hạt giống, nấm, mật rệp vừng, thức ăn có đồ ngọt.
  • Loài kiến có thể tự đi tìm kiếm mồi ở khắp nơi hoặc lấy từ những tổ kiến khác. 
  • Vì là loài có tính tập thể cao, nên việc tìm kiếm thức ăn của kiến rất thuận lợi. Chúng có thể cùng nhau đi lấy thức ăn về tổ và di chuyển thành từng hàng.

Hướng dẫn cách nuôi kiến cảnh hiệu quả

Để nuôi kiến cảnh bạn cần chuẩn bị giống kiến, làm tank (tổ kiến) và tiến hành nuôi thả tại nhà. Cùng tham khảo chi tiết cách nuôi kiến cảnh dưới đây:

Làm tank (tổ kiến)

Điều kiện để nuôi kiến cảnh là bạn cần phải có tank (tổ kiến, bể nuôi kiến). Có thể làm tank bằng nhiều loại chất liệu như: Bê tông khí chưng áp, kính hay mica. Với từng loại chất liệu làm tank sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Trong đó, bê tông khí áp là loại vật liệu được nhiều người lựa chọn nhất để nuôi kiến cảnh.

Mỗi bể kiến cảnh sẽ bao gồm 2 phần: Bên dưới là tổ và phần trên được mô phỏng như đường đi và có không gian săn mồi được bọc mica hay kính trong suốt. Môi trường thích hợp để nuôi kiến cảnh là có độ ẩm. Khi làm tank nên vây kín để tránh trường hợp kiến bò ra ngoài hoặc bị các loài côn trùng khác tấn công.

Khi làm tank nuôi kiến bạn nên dùng hầm chứa nước hoặc máy cấp ẩm ở đáy. Mục đích dùng hầm để chứa nước 1 – 2 tuần đảm bảo đủ hơi nước cho kiến sinh sống. Bên cạnh đó, kiến là loài không có khả năng chịu ánh nắng, do đó tổ kiến ở dưới cần phải được che nắng. Vì nếu không dùng miếng che sẽ khiến kiến tiếp xúc với ánh sáng nhiều và bị chết.

Chọn giống kiến

Có hai loại kiến cảnh được nhiều người nuôi yêu thích hiện nay đó là: Kiến ăn đồ ngọt và kiến ăn mồi. Với từng loại kiến cảnh sẽ có tập tính và đặc điểm khác nhau. Nuôi kiến cảnh không tốn nhiều chi phí, vì thức ăn của chúng rất đơn giản và số lượng ít. 

Với từng loài kiến nuôi làm cảnh sẽ có tập tính và loại thức ăn khác nhau. Cụ thể:

  • Kiến săn mồi: Thường ăn các loại sâu gạo, dế, gián ở trong bể.
  • Kiến ăn đồ ngọt: Loại kiến này có cách nuôi đơn giản hơn, bạn chỉ cần cho đường và mật ong vào vị trí trong tổ. Kiến ăn đồ ngọt có khả năng sinh sản nhanh và được gọi là kiến đường.

Bạn có thể tham khảo các loại kiến được nuôi phổ biến hiện nay như: Campo Irri, Harpegnathos venator, Camposigula, Rufi… 

Nuôi thả kiến tại nhà

Sau khi mua kiến về bạn chuẩn bị ống nhỏ và đặt xốp, giấy vụn và bông để kiến dần quen. Sau đó đặt ống vào trong bể tank mở nắp giúp kiến tự do khám phá môi trường xung quanh và dần chuyển sang môi trường sống mới. Trong thời gian này bạn có thể dùng thức ăn để nhử và thu hút kiến.

Lượng thức ăn cho kiến mỗi lần vừa đỏ và tùy theo số lượng kiến bạn nuôi. Khi thực hiện các bước trên bạn đã có một đàn kiến cảnh để nuôi tại nhà và ngắm kiến bò, ăn uống và đẻ trứng. Nuôi kiến cảnh cũng là thú vui được nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn hiện nay.

Trên đây là hướng dẫn nuôi kiến cảnh đúng kỹ thuật dành cho người mới. Hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng nuôi kiến cảnh tại nhà và có cách chăm sóc hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây