7 loài kiến độc ở Việt Nam và cách nhận biết chúng

Kiến độc cắn mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng khiến bạn cảm thấy sưng tấy và khó chịu ở vị trí kiến cắn. Dưới đây là danh sách 7 loài kiến độc ở Việt Nam và cách nhận biết đơn giản giúp bạn dễ dàng có cách phòng tránh hiệu quả.

7 loài kiến độc ở Việt Nam và cách nhận biết

Kiến ba khoang, kiến đầu to, kiến lửa đỏ… là những loài kiến độc ở Việt Nam. Cùng tìm hiểu về những loài kiến độc này và cách nhận biết dưới đây:

Kiến ba khoang

Kiến ba khoang là loài kiến độc và nguy hiểm đối với con người. Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa Pederin, loại độc tố này ở kiến mạnh hơn 12 – 15 lần nọc độc của rắn hổ mang. Khi độc tố của kiến ba khoang dính vào mắt có thể gây bỏng hoặc thậm chí là mù tạm thời. Nếu kiến ba khoang cắn ở mức độ nhẹ sẽ có cảm giác ngứa rát khó chịu. Nếu nặng sẽ bị sưng, nhiễm trùng hoặc phồng rộp.

Bạn có thể dễ dàng nhận biết kiến ba khoang dựa vào các đặc điểm như:

  • Bụng kiến ba khoang có những đốt màu đen và đỏ cam xen kẽ với nhau.
  • Kiến ba khoang có khả năng bay và chạy nhanh.
  • Đôi cánh rất cứng và trong suốt được gấp gọn gàng, dấu ở dưới đôi cánh cứng.

Kiến lửa đỏ

Nhắc tới các loài kiến độc ở Việt Nam không thể bỏ qua kiến lửa đỏ thường tấn công con người. Chiều dài của  kiến lửa đỏ khoảng 3 – 6mm, có khả năng sinh sản nhanh chóng và số lượng lớn. Thức ăn của kiến lửa đỏ là động vật có và không có xương sống. Khi bị kiến lửa đỏ cắn sẽ có hiện tượng phồng rộp ở da, đau nhức và thậm chí có thể gây chết người.

Đặc điểm nổi bật nhất để nhận biết kiến lửa đỏ là có toàn thân màu đỏ. Đầu và đuôi có kích thước lớn hơn so với phần thân. Đặc biệt đuôi kiến có ngòi đốt chứa nọc độc.

Kiến đầu to

Kiến đầu to là loài kiến độc và đã xuất hiện ở Việt Nam. Loài kiến này ăn thịt và rất hung dữ, chúng có thể ăn bướm đêm, kiến, nhện và bọ cánh cứng. Đặc điểm nhận biết kiến đầu to là có kích thước từ 0,063 – 0,12cm, thân hình có màu đỏ sẫm hoặc nâu nhạt. 

Nhện kiến

Nhện kiến là một trong các loài kiến độc ở Việt Nam, điều đặc biệt ở loài kiến này đó là có mùi nên có thể xua đuổi được kẻ thù. Nhện kiến được xem là khắc tinh của ong bắp cày, chim. Mùi axit fomic ở nhện kiến khiến con mồi sợ hãi và chạy mất. Cũng như các loài kiến độc ở trên, khi nhện kiến cắn sẽ có triệu chứng sưng tấy, đau nhức và ngứa ngáy khó chịu.

Kiến vàng Oecophylla

Kiến vàng Oecophylla có khả năng tấn công rất mạnh và ăn côn trùng. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, kiến vàng Oecophylla có khả năng tiêu diệt những loại côn trùng gây hại. Vết cắn của kiến Oecophylla mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng sẽ khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy và kéo khá lâu dài.

Kiến sư tử

Kiến sư tử phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực khô nóng và có cát. Loài kiến này thường ăn phấn hoa, mật hoa và có một số loài ăn thịt từ các loài chân khớp nhỏ. Kiến sư tử có hình dáng nhìn giống như chuồn chuồn và có đôi cánh dài có thể bay được.

Kiến càng

Kiến càng thuộc phân họ Myrmicinae có đặc điểm nổi bật là cặp càng lớn và rất hung hãn. Bạn sẽ nhìn thấy kiến càng xuất hiện ở những khu rừng ẩm ướt hay vùng đất khô cằn. Khi bị kiến càng cắn bạn cũng có những triệu chứng như các loài kiến độc ở trên cắn.

Nên làm gì khi bị kiến độc cắn?

Khi bị kiến độc cắn bạn có thể xử lý theo cách sau:

  • Rửa sạch vị trí vết kiến cắn bằng xà phòng và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị kiến cắn để tránh gây nhiễm trùng.
  • Sau đó chườm gác mát lên vị trí kiến cắn để làm dịu da và không bị sưng rát ngứa ngáy.
  • Cuối cùng lấy tinh dầu oliu nguyên chất thoa lên vị trí kiến cắn. Sau 5 – 7 phút vị trí da bị kiến cắn sẽ nhanh chóng xẹp và dịu hơn.

Trên đây là các loài kiến độc ở Việt Nam và cách nhận biết đơn giản. Hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được và có cách phòng tránh kiến cắn hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây