Kiến có uống nước không? Có nghe được không?

Uống nước và trò chuyện cùng đồng loại là những hành động bản năng mà bất kỳ loài động vật nào cũng có. Vậy với loài kiến thì sao? Kiến có uống nước không? Có nghe được không? Việt Animal sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn qua bài viết sau.

Kiến có uống nước không?

Với câu hỏi kiến có uống nước không? Câu trả lời là có. Cũng giống như con người, kiến có thể ăn và uống nước, đây là nhu cầu cơ bản và cần thiết của loài kiến. 

Kiến có thể uống nước, nhưng uống một cách gián tiếp bằng đường thực vật cung cấp nước. Có nghĩa là kiến uống nước thông qua việc ăn các loài thực vật có nước. Ở đuôi của kiến có chứa bao dịch (dịch mỡ), bộ phần này là nơi tích tụ nước giúp cho kiến có thể sinh sống và phát triển tốt trong môi trường khô hạn như sa mạc.

Kiến có nghe được không? 

Vậy kiến có nghe được không? Loài kiến có thể nói chuyện với nhau. Kiến là loài côn trùng sinh sống ở khắp mọi nơi trên thế giới, trừ nơi đại dương và vùng băng giá. Loài kiến thường sống thành từng bầy đàn và chúng phân chia nhiệm vụ với nhau rất rõ ràng và bảo vệ lẫn nhau trong mọi trường hợp. Kiến hoàn toàn có thể giao tiếp với nhau trong mọi hoạt động hàng ngày.

Kiến không có tai nhưng chúng có thể nghe được bằng bộ phận có tên gọi là chordotonal. Bộ phận này ở trên ngực, chân, đầu và ăng ten của loài kiến, giúp kiến cảm nhận được âm thanh và tiếng động được lan trong đất. Kiến có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều cách khác nhau. 

Đối với loài kiến sống trên lá hay cây sẽ dùng bụng đập lên vách tổ để thông báo cho đồng loại chúng đã tìm thấy thức ăn hay có kẻ thù tấn công. Tiếng rung được truyền qua vách tới tổ, khi đó đàn kiến sẽ ùa ra để di chuyển mồi về hoặc bảo vệ nhau trước sự tấn công của con mồi. 

Kiến cũng có thể truyền thông tin với nhau bằng cách tiết ra hoá chất có tên là pheromone. Hoá chất này có trong hạch ở ngực, đầu và bụng của loài kiến. Chất pheromone có mùi vị khiến loài kiến trở lên nhạy cảm hơn và với từng loại hoá chất sẽ có những ý nghĩa riêng. Ví dụ pheromone được tiết ra từ bụng có ý nghĩa đánh dấu vị trí tới nơi có nguồn thức ăn. Trong trường hợp phát hiện thấy kẻ thù ngay lập tức kiến sẽ tiết ra pheromone để thông báo cho bầy đàn của mình.

Loài kiến nhận biết nhau thông qua mùi. Cụ thể khi hai con kiến gặp nhau chúng sẽ dùng ăng-ten để trò chuyện với nhau. Đối với những con kiến cùng tổ sẽ chạm miệng và nhả dịch đường cho đồng loại của mình ăn. Với cách này loài kiến có thể giao tiếp với đồng loại của mình một cách dễ dàng. Đây cũng là điều thú vị về loài kiến mà bạn nên tìm hiểu và khám phá.

Những điều ít biết về loài kiến

Trên trái đất hiện có khoảng 10 triệu tỷ con kiến và số lượng không ngừng tăng khi chúng bị giết khá nhiều. Ước tính loài kiến chiếm khoảng 15 – 20% trong tổng số cá thể động vật sinh sống trên cạn.

Kiến thuộc bộ cánh màng và lớp sâu bọ, chúng có từ thời cổ đại và tồn tại tới ngày nay trước mọi sự biến động của trái đất. Loài kiến có khả năng sinh tồn cao ở mọi điều kiện thời tiết. Chúng sống thành bầy đàn và hoạt động theo tổ chức xã hội riêng biệt. Trung bình mỗi tổ kiến có khoảng 100.000 con và mỗi đàn sẽ có một con kiến chùa. Kiến được biết đến là loài mạnh nhất và chúng có khả năng vác được khối lượng thức ăn nặng tới 10 lần cơ thể chúng. 

Loài kiến sống rất sạch sẽ, chúng xử lý những con bị chết trong cùng đàn rất nhanh chóng nhằm tránh lây bệnh hoặc nhiễm trùng. Kiến thợ sẽ có nhiệm vụ khiêng vác kiến chết và đảm nhiệm việc mai táng đàn. Trước sự cạnh tranh và sinh tồn khốc liệt, loài kiến rèn luyện kỹ năng chiến đấu với nhiệm vụ sống còn. Khi lâm trận chúng sẽ thực hiện những chiến thuật khác nhau để đe dọa đối thủ. Thậm chí chúng còn gây rối loạn, tung hỏa mù khiến cho kẻ thù tự tấn công lẫn nhau.

Như vậy là bạn đã biết được kiến có uống nước không? Có nghe được không rồi chứ? Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều điều thú vị về loài kiến nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây