Hướng dẫn Cách làm tổ nuôi kiến cảnh đẹp tại nhà

Để nuôi kiến cảnh bắt buộc cần phải có tổ hay còn gọi là tank. Vậy cách làm tổ nuôi kiến cảnh đẹp tại nhà như thế nào? Có dễ không? Việt Animal sẽ hướng dẫn bạn cách làm tổ nuôi kiến cảnh đẹp mà ai cũng có thể làm được tại nhà qua bài viết sau.

Cách làm tổ nuôi kiến cảnh đẹp tại nhà

Để nuôi kiến cảnh bạn cần có tank (bể nuôi kiến). Tank nuôi kiến được làm từ chất liệu như: Kính, mica, bê tông khí chưng áp… Với từng chất liệu làm tank kiến sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, trong đó bê tông khí chưng áp là loại vật liệu được nhiều người lựa chọn để làm tổ nuôi kiến.       

Tank nuôi kiến có cấu tạo gồm 2 phần gồm: Bên dưới (tổ) và bên trên (mô phỏng đường đi) và không gian săn mồi được bao quanh bởi lớp mica hay kính trong suốt. Vì kiến là loài ưa sống trong môi trường ẩm, do đó khi là tổ cần thật kín để tránh kiến bò ra ngoài cũng như tránh côn trùng xâm nhập vào trong tank.

Khi làm hộp nuôi kiến bạn có thể làm hầm chứa nước ở dưới đáy hoặc máy cấp ẩm. Dưới hầm có thể lưu nước trong vòng 15 – 20 ngày mà không cần phải thêm nước mà vẫn đủ lượng nước bốc hơi cho kiến phát triển. Cần lưu ý, kiến là loài có khả năng chịu ánh nắng rất kém, vì tổ của chúng ở dưới do đó cần có miếng che nắng. Nếu như bạn không che nắng cho kiến và khi tiếp xúc với ánh nắng nhiều sẽ khiến kiến bị căng thẳng hoặc bị chết.

Một trong những lưu ý quan trọng khi làm tank nuôi kiến cảnh đó là, cần quan tâm tới kích thước sao cho phù hợp. Kích thước làm tổ nuôi kiến sẽ tuỳ theo vào số lượng kiến nuôi. Tốt nhất nên làm tổ kiến thật rộng rãi và đảm bảo sự thoải mái cho kiến khi ăn uống, hoạt động.

Kinh nghiệm nuôi kiến cảnh hiệu quả

Bên cạnh cách làm tổ nuôi kiến cảnh, bạn cũng có thể tham khảo những kinh nghiệm hữu ích khi nuôi kiến cảnh dưới đây:

Thức ăn của kiến cảnh

Thức ăn của kiến cảnh rất đơn giản, bạn có thể cho ăn các loại như:

  • Đa dạng nhiều loại thức ăn.
  • Có loài kiến cảnh ăn được hạt giống, nấm, các loài động vật khác… Đa phần kiến cảnh sẽ ăn thức ăn có vị ngọt và mật từ rệp rừng.
  • Kiến cảnh có thể ăn được bất kỳ thứ gì chúng tìm thấy tùy theo tập tính và bản năng.
  • Chúng có thể kiếm mồi từ bất kỳ nơi đâu hoặc thậm chí là từ những tổ kiến khác.
  • Khi kiến đi tìm kiếm thức ăn, chúng thường đi cùng nhau và có tính tập thể rất cao. Sau khi kiếm được đồ ăn chúng sẽ cùng nhau vận chuyển thức ăn về tổ và di chuyển theo thành từng hàng rất nghiêm.  

Cách nuôi thả kiến cảnh tại nhà

Để nuôi kiến cảnh bạn cần có một cặp kiến gồm: Kiến thợ và kiến chúa. Đối với những người nuôi kiến cảnh lâu năm sẽ nuôi kiến chúa trước sau đó mới nuôi thành từng đàn. Cách nuôi kiến cảnh này cần có kỹ thuật và nhiều kỹ năng, do đó đối với những người mới chơi chưa có nhiều kinh nghiệm nên mua đàn có từ sẵn và đã có bể sẵn sẽ dễ nuôi.

Cùng tham khảo hướng dẫn cách nuôi kiến cảnh tại nhà dưới đây:

  • Chuẩn bị bể nuôi (tank) theo hướng dẫn ở trên.
  • Giống kiến có đầy đủ cả kiến chúa, kiến thợ và kiến lính. Thông thường mỗi đàn kiến gồm có 20 – 30 con.
  • Khi bắt được kiến bạn chuẩn bị ống nhỏ có giấy vụn, bông và xốp mục đích để kiến dần quen với môi trường sống. Sau đó đặt kiến vào trong tổ đã mở nắp, điều đó sẽ giúp cho kiến dần quen với môi trường sống mới. Thời gian này bạn có thể dùng thức ăn để thu hút kiến.
  • Về thức ăn sẽ tuỳ theo vào từng giống kiến cảnh. Với từng lần ăn cho lượng thức ăn nhỏ tùy theo số lượng kiến bạn nuôi.

Với hướng dẫn cách làm tổ nuôi kiến cảnh ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng được tank và chuẩn bị những kiến thức thức hữu ích về thức ăn và kinh nghiệm nuôi kiến cảnh hiệu quả nhất. Khi đó sẽ giúp bạn có được thú vui tao nhã và thư giãn xem kiế ăn  uống, đi lại, cắn nhau, đẻ trứng… vô cùng thú vị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây