Kiến Đen có độc không? Có cánh có độc không?

Nhiều người cho rằng kiến đen không có độc và khi bị đốt không gây ảnh hưởng gì? Vậy kiến đen có độc không? Kiến đen có cánh có độc không? Cùng tìm hiểu về loài kiến đen và lời giải đáp kiến đen có độc không qua bài viết dưới đây.   

Tìm hiểu về loài kiến đen

Kiến đen có tên khoa học là Monomorium minimum và có màu nâu sẫm/ đen hoặc bóng. Loài kiến này không có cánh hoặc nếu có cánh rất nhỏ, kiến chúa có cánh dài khoảng 4mm và kiến thợ dài 1,5mm. Kiến đen có tất cả 3 cặp chân và trên đầu có 2 râu được chia thành 3 đốt. Kiến đen không có ngực, không có cột sống và thường có hình tròn.

Loài kiến đen thường làm tổ trong những thân gỗ mục, tảng đá hay vườn cây, vết nứt, xi măng, tường… Ở thời điểm thích hợp kiến đen sẽ di chuyển vào nhà để tìm thức ăn. Khi đó kiến thợ sẽ di chuyển theo đàn và để lại mùi trên đường di chuyển để đánh dấu. 

Kiến là loài ăn tạp, thức ăn của chúng thường là rệp, sâu bọ, nhựa cây và thức ăn có nhiều dầu mỡ. Trong đó phải kể tới nhóm thực phẩm có hàm lượng đường và đạm cao như: Ngũ cốc, bánh kem, mật ong… là loại thức ăn yêu thích của kiến đen.

Kiến đen có độc không?

Kiến đen được xem là loài có tính cách hiền lành hơn so với kiến lửa đỏ, kiến ba khoang… Chúng không bao giờ cắn con người và chỉ vào nhà để tìm nước uống, thức ăn hay chui vào nhưng khe hở để trú ẩn.

Loài kiến đen không gây nguy hiểm, không đốt hay cắn người, vì vậy chúng không gây độc. Một số nghiên cứu từ các nhà khoa học tại Mỹ cho thấy, kiến đen có chứa các loại axit amin và protein có lợi cho sức khỏe. Những dưỡng chất này có tác dụng chống viêm, giảm đau và phòng tránh được nhiều bệnh lý. 

Mặc dù kiến đen không đốt con người, nhưng lại là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn Salmonella bằng đường ăn nếu thức ăn không được che đậy kín. Tóm lại so với các loài kiến khác thì kiến đen ít gây hại đối với con người.

Cách đuổi kiến đen ra khỏi nhà hiệu quả

Tuy kiến đen không gây độc, không căn người nhưng lại gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy việc tìm hiểu cách để xua đuổi kiến đen là rất cần thiết và bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Sử dụng muối: Rắc muối theo đường kiến đen bò, khi đó bạn sẽ thấy chúng bỏ đi nơi khác.
  • Dùng chanh: Rất đơn giản bạn chỉ cần vắt nước cốt chanh vào vị trí kiến bò tới. Loài kiến rất sợ mùi chanh và khi ngửi thấy chúng sẽ lập tức bò đi nơi khác.
  • Hạt tiêu hoặc bột ớt: Loài kiến rất sợ bột ớt và hạt tiêu, vì vậy bạn chỉ cần rắc một trong hai loại bột này lên đường mà kiến hay bò tới hay ẩn nấp. Sau một thời gian bạn sẽ thấy chúng bò đi nơi khác.
  • Dùng giấm: Kiến rất dị ứng với mùi giấm, vì vậy bạn có thể cho giấm hoà với nước rồi đổ trong bình xịt. Sau đó xịt nước giấm vào vị trí kiến thường tới và sau 30 – 45 phút bạn sẽ thấy đàn kiến bò đi nơi khác.
  • Bột mì: Cách đuổi kiến rất đơn giản bạn rắc bột mì vào nơi kiến thường bò qua hoặc khu bếp nấu. Khi thấy bột mì kiến đen sẽ tự động bò đi.

Các loài kiến độc bạn nên biết

Một số loài kiến độc khi cắn sẽ gây ra những tổn thương không nhỏ, đặc biệt là trên da. Vậy đó là những loài kiến độc nào bạn đã biết chưa? 

Kiến ba khoang: Đây là loài côn trùng được đánh giá rất nguy hiểm tới sức khỏe, đặc biệt là gây phồng rộp. Kiến ba khoang có thân hình thon dài như hạt thóc và có nhiều khoang màu đen và cam xen lẫn nhau.

Kiến lửa đỏ: Thân hình của kiến lửa đỏ có màu đỏ sậm hoặc đỏ rất dễ nhận biết, chiều dài khoảng 3 – 6mm. Đây là loài kiến độc rất hung dữ và tấn công con người rất mạnh. Khi bị kiến lửa đỏ cắn trên da sẽ có cảm giác ngứa ngáy, đau buốt và sưng tấy.

Kiến vàng: Giống kiến này xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu trong nhà như bếp, phòng ngủ, phòng ăn… Kiến vàng cắn sẽ gây cảm giác ngứa, khó chịu và kéo dài. Vì vậy, khi thấy kiến vàng cần xua đuổi và tiêu diệt nhanh để tránh bị tấn công.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn biết được kiến đen có độc không và hiểu thêm về những điều thú vị về loài kiến này. Đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất từ Việt Animal để tìm hiểu những điều thú vị về các loài côn trùng nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây