Con Kiến có mấy chân? Có bao nhiêu dạ dày?

Đã bao giờ bạn thắc mắc con kiến có mấy chân? Có bao nhiêu dạ dày chưa? Nếu bạn đang tò mò về những câu hỏi này, thì hãy cùng Việt Animal đi tìm câu trả lời cụ thể qua bài viết sau.      

Con kiến có mấy chân? 

Kiến có tên khoa học là Formicidae thuộc họ côn trùng và bộ cánh màng. Kiến là loài sống theo tính xã hội với hàng triệu con và có số lượng cá thể đông đúc. Trong đàn kiến sẽ có một mẹ còn được gọi là kiến chúa. Kiến thợ có nhiệm vụ là ấp trứng, chăm sóc kiến chúa, nuôi kiến con, tìm thức ăn, làm tổ…          

Vậy kiến có mấy chân? Kiến có tất cả 6 chân và có cơ thể gồm tất cả 3 phần là: Đầu, ngực và bụng. Bộ xương của kiến giúp bảo vệ phần mềm ở bên trong cơ thể của chúng, cũng như nối các cơ giúp kiến có thể di chuyển. Bên cạnh việc tìm hiểu kiến có bao nhiêu chân, bạn cũng có thể khám phá xem loài kiến có cấu tạo của loài kiến có gì thú vị nhé.

  • Đầu kiến: Trên đầu kiến có hai mắt được ví là trăm thấu kính giúp chúng có thể phân biệt được những cử động ở xung quanh. Đầu kiến cũng là bộ phận tập trung những cơ quan cảm giác. Mắt của kiến giúp chúng có thể phân biệt được ánh sáng từ môi trường tự nhiên. Đặc biệt, trên đầu kiến có cặp râu được xem là bộ phận để giao tiếp và giúp chúng tìm kiếm thức ăn cũng như bài tiết được những cá thể ở quanh.
  • Ngực của kiến: Ngực của kiến được gắn liền với cặp chân và là bộ phận giúp chúng di chuyển một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng hơn. Chân kiến có dạng hình móc ở dưới và với đặc điểm này giúp cho kiến dễ dàng leo trèo hơn. Một số loài kiến có ngực gắn liền với cánh để bay.
  • Bụng kiến: Bụng của kiến là nơi chứa những bộ phận quan trọng, trong đó có cơ quan sinh sản. Các loài kiến thường có kim châm ở bụng và đây là phần giúp chúng phóng hoá chất và làm tê liệt con mồi. Bộ phận kim chân ở kiến cũng là vũ khí giúp chúng bảo vệ tổ của mình trước sự tấn công của con mồi.

Kiến có mấy dạ dày?

Bên cạnh câu hỏi kiến có mấy chân,thì nhiều người cũng thắc mắc chúng có mấy dạ dày. Kiến thợ thường có hai dạ dày. Trong đó dạ dày thứ nhất dùng để tiêu hoá thức ăn mà chúng ăn. Dạ dày còn lại được gọi là dạ dày xã hội, nơi lưu trữ thực phẩm và nôn ra khi có một con kiến khác trong đàn cần. Đây được gọi là chế độ trao đổi dinh dưỡng ở loài kiến.

Những điều thú vị về loài kiến

Ngoài ra bạn cũng có thể khám phá thêm những điều thú vị khác về loài kiến như:

Có loài kiến thọ tới 20 năm: Kiến vườn đen loài kiến sống ở Châu Âu, Ấn Độ có kỷ lục về tuổi thọ. Chúng sống tới 28 năm, trong đó có 20 năm ngoài tự nhiên và 8 năm trong phòng thí nghiệm. 

Kiến được phục vụ để khâu vết thương: Bộ lạc tại Đông Phi sử dụng kiến để khâu vết thương hở.

Kiến rơi tự do không bao giờ chết: Kiến không hề bị thương hoặc bị chết khi rơi tự do, cho dù ở độ cao bao nhiêu. Loài kiến có trọng lượng nhẹ và đạt tốc độ tối đa khi rơi tự do hoàn toàn không bị làm sao.

Kiến có thể thay đổi màu sắc: Bụng của kiến trong suốt và có thể thay đổi màu sắc theo thức ăn ở trong bụng. Khi kiến ăn thức ăn có màu xanh lá cây, màu đỏ hay vàng, thì bụng của chúng sẽ có màu tương ứng.

Tổ kiến có thể dài hàng chục mét vuông: Một nhóm nhà nghiên cứu phát hiện một thành phố kiến ở Brazil bị bỏ rơi. Các nhà nghiên cứu tìm thấy tổ kiến rộng 46m2 là nơi trú ẩn của hàng triệu con kiến được xây dựng từ 40 tấn đất.

Trên đây là giải đáp thắc mắc kiến có mấy chân và những thông tin thú vị về loài kiến. Mặc dù là loài sinh vật nhỏ bé nhưng những kỹ năng và cách tổ chức, hoạt động trong “xã hội” loài kiến lại hội tụ những điều kỳ diệu của thế giới tự nhiên; thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và khám phá.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây