Chim Sơn Ca nổi bật với ngoại hình đẹp cùng giọng hót hay và vô cùng cuốn hút. Khi nắm rõ những thông tin về đặc điểm, cách chăm sóc, ăn gì và giá dưới đây sẽ giúp bạn sở hữu những chú chim Sơn Ca đẹp nhất để nghe tiếng hót thư giãn mỗi ngày.
1. Đặc điểm của chim Sơn Ca
Chim Sơn Ca thuộc họ chim Alaudidae được tìm thấy từ năm 1825, hiện có tất cả 98 loài được phân bố tại nhiều nơi trên thế giới. Cùng tìm hiểu những đặc điểm của chim Sơn Ca dưới đây nhé:
1.1. Ngoại hình
- Hình dáng khá nhỏ giống như chim sẻ.
- Chim Sơn Ca trưởng thành có chiều dài khoảng 12 – 24cm và nặng khoảng 15 – 80g.
- Chim có tỷ lệ cơ thể cân đối.
- Đầu của chim Sơn Ca rất tròn, mỏ chim nhọn, hơi trơn và có hình chóp.
- Mắt chim Sơn Ca rất to, tròn và đen.
- Trên đầu chim có chiếc mào lông rất mềm.
- Cổ chim cao, lưng thẳng và ngực nở.
- Cánh của chim Sơn Ca rất dài, cứng và có phần đầu hơi nhọn.
- Đôi chân chim Sơn Ca khá nhỏ và cao. Ngón chân chim dài và móng không quá sắc nhọn giúp chim dễ dàng bám trên mặt đất.
- Xung quanh chân là lớp da hình vảy cá.
1.2. Màu lông
Bạn đang thắc mắc không biết chim Sơn Ca có lông màu gì? Loài chim này có màu sắc lông rất dày và tối. Lông chim được cấu tạo từ hai lớp, lớp bên ngoài cứng có màu nâu đen và lớp bên trong rất mềm, có màu trắng. Lông ở cánh, lưng và gần đuôi thường rất cứng.
1.3. Chim Sơn Ca thường sống ở đâu?
Môi trường sống của chim Sơn Ca chủ yếu là nơi có nhiều bụi rậm, cây cỏ giúp chúng tìm kiếm thức ăn và trốn kẻ thù. Chim Sơn Ca có khả năng bay, đậu cành cây rất tốt. Chim Sơn Ca thường hót nhiều khi trời mát, khoảng 16 – 17h chiều trong ngày. Chim Sơn Ca có đặc tính đặc biệt đó là, thường bay cao vào buổi chiều sau đó hạ xuống dưới đất nhiều lần. Để có giọng hót hay, cao và trong chim Sơn Ca thường bay lên và xuống nhiều lần, khoảng 30 lần/ngày.
1.4. Đặc tính sinh sản của chim Sơn Ca
Giống chim Sơn Ca có thói quen làm tổ trên bụi cây hoặc mặt đất. Vào mùa sinh sản chim Sơn Ca đực thường nhảy múa, hót nhiều để thu hút con mái. Khi con mái đồng ý cả hai sẽ ghép đôi, tiến hành giao phối và làm tổ đẻ trứng. Chim Sơn Ca mái thường đẻ từ 6 – 8 quả.
Khi đẻ xong cả chim trống và mái cùng nhau ấp trứng. Chim non sau khi nở được ấp từ 11 – 15 ngày. Chim non mới nở thường chưa mở mắt, chưa có lông. Sau một thời gian chim bắt đầu mọc lông, mở mắt và kêu ăn. Chim con được bố mẹ chăm sóc tới khi mọc lông, sau đó tự bắt đầu cuộc sống độc thân.
1.5. Cách phân biệt chim Sơn Ca trống và mái
Cách phân biệt chim Sơn Ca trống và mái khá khó, vì hình dáng bên ngoài của chim rất giống nhau và rất khó có thể nhận ra được điểm khác biệt. Chia sẻ từ những người sành chơi chim cho biết, để phân biệt Sơn Ca trống và mái, bạn có thể tham khảo như sau:
- Chim trống có đầu, cánh to hơn so với chim mái. Phần lông ở lườn của chim trống cũng nhiều hơn. Ngực có lông chẻ đôi cùng tiếng kêu rất trong.
- Đối với chim mái khi nhìn kỹ bạn sẽ thấy hình dáng nhỏ hơn chim trống và có giọng hót không cao như con trống.
1.6. Chim Sơn Ca hót có hay không?
Chim Sơn Ca có giọng hót rất hay và lảnh lót, vì vậy khi nghe chim cất giọng bạn sẽ vô cùng ấn tượng. Để nuôi được một con chim Sơn Ca hót hay bạn cần thời gian từ 5 – 7 tháng. Muốn luyện cho chim hót hay, bạn nên đưa chim tới các câu lạc bộ để sớm rèn giọng. Hàng ngày khoảng 16h chiều hãy cho chim ra vườn để tập hót. Khi chim ăn bạn cũng nên huýt sáo để cim dần quen và sớm luyện giọng hót hay.
2. Kinh nghiệm nuôi chim Sơn Ca
Ngay sau đây Việt Animal sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chim Sơn Ca đúng chuẩn, lông mượt và hót hay:
2.1. Chọn chim
Trước hết bạn cần lưu ý trong việc lựa chọn chim Sơn Ca, có thể mua chim non hay chim bổi đều được. Đối với chim non bạn sẽ cần nhiều thời gian chăm sóc hơn so với chim bổi. Với chim Sơn Ca bổi mặc dù lúc đầu nhạt nhưng sau một thời gian chim sẽ nhanh thuần. Bạn có thể chọn chim Sơn Ca trống hoặc mái đều được, nên ưu tiên những con lanh lợi, khỏe mạnh sẽ phát triển tốt nhất khi nuôi.
2.2. Lồng nuôi
Lựa chọn lồng nuôi chim Sơn Ca có kích thước không quá lớn, ưu tiên những con chim có đường kính khoảng 45cm và dài khoảng 80cm giúp chim thoải mái bay nhảy. Về chất liệu lồng tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn chất liệu lồng kim hoặc lồng tre đều được.
Bên cạnh đó, trong lồng nuôi cần có đầy đủ cóng thức ăn, cóng nước uống, cóng hạt, cây đậu, máng chắn phân. Đối với chim bổi cần có thêm trùm lồng giúp chim bớt hoảng và treo chim ở vị trí thoáng mát, vắng vẻ.
2.3. Cách chăm sóc chim Sơn Ca
Nếu nuôi chim non cần nhiều thời gian hơn để chăm sóc và nên cho chim ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 4 – 5 lần, ủ ấm cho chim vào ban đêm, khi trời lạnh. Sau khoảng 5 – 7 tháng chim lớn, trưởng thành và bắt đầu hót.
Cách nuôi chim Sơn Ca bổi cần có thời gian, lúc đầu cần dùng trùm lồng để tránh chim hoảng và bị lạnh. Khi chim dạn người mất khoảng 1 năm là chim sẽ hót nhiều. Bên cạnh đó bạn cần lưu ý tắm cho chim, tuy nhiên không giống như các loài chim khác tắm bằng nước thì Sơn Ca lại tắm bằng cát. Nên tắm 1 lần/tuần. Khi chim dạn người bạn có thể cho chim tắm riêng lồng bằng cách đặt cạnh 2 lồng với nhau cho chim thoải mái bay.
Tìm hiểu thêm:
- chim vàng anh là chim gì
- chích chòe lửa an trái cây gì
- cách nuôi chim trích cồ
- cách nuôi chim chèo bẻo
- chim hút mật ăn gì
2.4. Cách luyện giọng chim Sơn Ca
Để chim Sơn Ca siêng và hay hót, bạn nên dành thời gian để luyện giọng cho chim. Có thể luyện giọng chim bằng cách mở video nghe chim khác hót và học theo. Hoặc có thể cho chim đi giao lưu tại các cuộc thi cho chim sung và hót hay hơn. Lưu ý tránh để chim Sơn Ca tiếp xúc với các loài chim khác như Họa Mi, Chích Chòe, Khướu… vì chim sẽ bị lai giọng.
2.5. Nên lưu ý gì khi chim Sơn Ca sợ bóng tối?
Chim Sơn Ca là giống chim rất sợ bóng tối, do đó bạn nên cho chim tắm nắng khoảng 2 – 3 tiếng, sau đó treo lồng ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào. Về đêm hoặc mùa chim thay lông bạn không nên trùm lồng quá kín sẽ khiến chim sợ.
2.6. Cách phòng bệnh cho chim Sơn Ca
Chim Sơn Ca có hình dáng nhỏ, vì vậy loài chim này thường mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây bệnh là do chim bị rét lạnh, thức ăn k đảm bảo hoặc do thời tiết thay đổi. Một số trường hợp chim bị bệnh do ăn quá nhiều đạm, thức ăn nhiều chất hoặc ăn mồi tươi. Do đó, để tránh mắc các bệnh ở chim Sơn Ca, bạn cần nắm rõ những lưu ý dưới đây:
- Nên chọn thức ăn phù hợp cho chim, chọn loại cám chất lượng và phù hợp với thể trạng của chim.
- Bảo quản thức ăn của chim ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và luôn khô thoáng.
- Bảo vệ chim luôn ấm áp và tránh bị bệnh.
- Tránh để chim nhốt cùng lồng với những con chim bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường nhiễm bệnh.
- Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của chim như: Vitamin A, dầu cá…
2.7. Chim Sơn Ca ăn gì?
Chim Sơn Ca ăn gì? Khi sinh sống ở môi trường tự nhiên, chim Sơn Ca thường ăn các loại côn trùng như gián, dế, sâu bọ cùng cá cloaij hạt cỏ thực vật. Đối với chim nuôi nhốt trong lồng, thức ăn chính của chim Sơn Ca là cám gà, cám trứng, cám gà… Bạn nên chọn loại cám tốt, đầy đủ dinh dưỡng giúp chim phát triển tốt nhất.
Đối với chim Sơn Ca mới mua về, trước sự thay đổi của thời tiết bạn nên chọn lồng chim và thức ăn sao cho phù hợp. Tránh cho chim ăn quá nhiều hoặc quá bỏ mặc chim. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cho chim ăn quá nhiều dế, sâu tươi hay cám sẽ không tốt cho sự phát triển của chim, thậm chí chim có thể bị chết.
3. Chim Sơn ca giá bao nhiêu tiền?
Giá chim Sơn Ca còn tùy theo vào độ tuổi của chim (chim non hay chim trưởng thành), giọng hót và ngoại hình. Cụ thể:
– Chim Sơn Ca non có giá từ 200.000đ – 600.000đ/con, tùy theo chim đã mọc đủ lông chưa.
– Chim bổi mới được bẫy và chưa ăn cám, giá từ 400.000đ – 800.000đ/con, tùy theo giọng hót, sự nhanh nhẹn, sức khỏe và ngoại hình.
Chim Sơn Ca thuần người, hót nhiều và hay, giá từ 3 – 6 triệu đồng/con.
Kinh nghiệm khi mua chim Sơn Ca bạn nên quan sát kỹ xem chim có bị tật lỗi gì không. Chim cần có lông mượt, không bị mất móng và nhanh nhẹn.
Về địa chỉ mua chim Sơn Ca, bạn có thể mua tại các cửa hàng chim hoặc trại chim. Ngoài ra, các diễn đàn chơi chim trên facebook cũng bán và chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chim Sơn Ca, hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình chú chim đẹp, hót hay ưng ý nhất để chăm sóc tốt nhất.