Chó bị áp xe thì dấu hiệu nhận biết là như thế nào, cách điều trị ra làm sao thì không phải ai cũng biết được thông tin này. Áp xe không phải là một bệnh nhẹ cho nên không thể xem thường và bỏ qua, nó không thể tự khỏi nếu không được chữa trị. Vì thế nếu bạn quan tâm tới bệnh này thì có thể theo dõi bài viết của vietanimal.com.
1. Dấu hiệu chó áp xe
Áp xe ở chó là một tình trạng bệnh không hiếm gặp và khiến cho nhiều chủ nuôi lo lắng tìm cách điều trị. Nó khiến cho thú cưng mệt mỏi, đau ốm, hay kêu la và vấn đề vệ sinh không được sạch sẽ. Chi tiết hơn về các dấu hiệu thì mời bạn theo dõi dưới đây:
- Chó bị bệnh sẽ sưng to vết áp xe, sờ vào thấy mềm, bên trong có dịch mủ hôi có màu vàng hoặc màu đen đỏ, thậm chí còn có máu rỉ
- Áp xe sưng to bất thường trên bề mặt cơ thể của chó, có thể ở bất cứ vị trí nào như chân, bụng, lưng, mông, cổ, đầu,…
- Khi chạm vào thì gây đau đớn cho chó, chúng kêu la nhiều
- Chó mệt mỏi, chán ăn, hay nằm bẹp một chỗ, xơ xác và gầy đi
- Chó bị sốt, nóng, quanh vùng áp xe đỏ lên hoặc nóng.
2. Cách điều trị chó bị áp xe
Nếu phát hiện đúng chó bị áp xe thì cần phải được điều trị đúng cách thì mới mong khỏi được bệnh. Áp xe có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ cho tới nặng cần phải hết sức để ý. Tốt nhất là đưa chó cưng đi khám ở bác sĩ thú y xác định bệnh và tình trạng.
Nhiều trường hợp bị áp xe gây đau và phản ứng gây hung dữ thì cần phải gây mê để xử lý. Cắt tỉa lông quanh khu vực bị sưng tấy để cho sạch sẽ, khử trùng để tránh bị nhiễm trùng.
Vết thương được làm sạch thì nếu áp xe to phải dùng dụng cụ để rạch ra, lấy hết những mủ máu bên trong. Rửa ổ bên trong với dung dịch y khoa để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
Nếu như áp xe bị nặng, sâu thì cần phẫu thuật và để lại ống dẫn lưu hoặc dùng khăn sạch lau. Đảm bảo cho vùng bị thương này thoát nước ra được khi lớp da ở ngoài bắt đầu lành lại. Thực hiện biện pháp này để ngăn việc hình thành tái lại áp xe. Và bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho chó uống.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da là Penicillin + Streptomycin tại vị trí vết thương. Sau đó tiến hành khâu vết thương lại cẩn thận, dùng cồn Iodin 10% sát trùng trên bề mặt da cẩn thận. Khi vết thương lành thì tới hẹn ra phòng khám để bác sĩ làm thủ thuật cắt, rút chỉ và sát trùng lại.
Trong trường hợp cần thiết thì bác sĩ có chỉ định dùng thuốc có thành phần Florfenicol hoặc Amoxycillin tiêm cho ngày 1 ngày, thực hiện 3-5 ngày để chống nhiễm trùng lại. Nếu có bị sốt thì dùng Analgin cho tiêm bắp 1 lần/ ngày để giảm sốt.
Cung cấp thêm cho chó cưng chất điện giải Gluco-C + Vitamin ADE + Vitamin Bcomplex. Cho uống từ 7-10 ngày để giúp nâng cao thể lực, tăng đề kháng cho chó đỡ bị ốm kéo dài mất sức.
Tìm hiểu thêm:
3. Phòng tránh chó mắc áp xe như thế nào?
Chủ yếu chó bị áp xe từ các vết thương hở gây ra, chúng hay đi cắn nhau với chó cùng loại hoặc các con vật khác. Cho nên bạn cần hạn chế thả chó ra ngoài và để chúng cắn nhau để tránh có vết thương bị nhiễm trùng rồi áp xe.
Chú ý tới đồ chúng gặm nhất nếu cứng, sắc nhọn thì bắt chúng thả ra. Bởi đôi khi đồ cứng sẽ khiến chúng bị thương lúc nào không hay. Cung cấp chế độ ăn uống hàng ngày đủ chất cho chó nó, không đi lang thang tìm đồ ăn không tốt.
Vệ sinh răng miệng cho chó sạch sẽ, tắm rửa đủ, dọn dẹp chuồng hoặc nơi ở của chó tránh các loại nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn. Làm sạch lông và cơ thể nếu có ký sinh trùng sinh sống.
4. FAQ về tình trạng áp xe ở chó
Vấn đề bị áp xe ở chó không đơn giản nên bạn có thể tham khảo thêm các giải đáp bên dưới để hiểu hơn:
Chẩn đoán áp xe ở chó thế nào?
Khi bạn đưa chó tới phòng khám thì bác sĩ thú y sẽ làm xét nghiệm cho chó. Dùng dụng cụ chuyên ngành như tăm bông lấy dịch ở khu vực áp xe xác định chủng vi khuẩn, tình trạng cụ thể. Hoặc xét nghiệm máu để xem có nhiễm trùng đi vào trong máu không.
Nguyên nhân gây áp xe chó
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng áp xe ở chó mà bạn phải hết sức chú ý để tránh. Cụ thể như: Cắn nhau, nhai vật lạ quá sắc và cứng, sức khỏe răng miệng kém, bị bệnh, tuyến hậu môn có vấn đề,…
Áp xe chữa bao lâu khỏi?
Tùy vào tình trạng bị nếu nhẹ dùng thuốc được thì tầm 1 tuần là khỏi được. Còn nếu nặng phải chích, khâu, dùng thuốc và tiêm thì có thể 10-15 ngày sau chó mới dần bình phục trở lại.
Những thông tin này giải đáp tường tận cho bạn hiểu về tình trạng chó bị áp xe là sao, dấu hiệu và cách điều trị cụ thể. Nếu như bạn biết rồi thì sau này nếu chó cưng gặp phải còn có cách chăm sóc đúng hướng.