Vẹt Nam Mỹ sở hữu bộ lông rực rỡ và khả năng nói chuyện đặc biệt, là lựa chọn ưa thích trong việc nuôi làm thú cảnh. Thường xuất hiện tại các khu bảo tồn và vườn thú, chúng là điểm độc đáo thu hút du khách. Nếu bạn muốn tìm hiểu về loài vẹt Nam Mỹ này, hãy đọc những thông tin về đặc điểm, cách chăm sóc, thức ăn, và giá cả trong bài viết dưới đây của My-Pet nhé!
Bộ: | Psittaciformes |
Tuổi thọ: | 50 – 60 năm |
Thức ăn: | các loại hạt, rau xanh, trái cây, ngũ cốc,… |
Giá: | 3 – 60 triệu/con |
1. Tìm hiểu về Vẹt Nam Mỹ
1.1. Nguồn gốc
Vẹt Nam Mỹ (vẹt Macaw hay vẹt đuôi dài) là giống chim thuộc bộ Psittaciformes thường sinh sống tại khu vực Nam Mỹ, Mexico hoặc Trung Mỹ. Loài vẹt này được tìm thấy đầu tiên tại Nam Mỹ vào năm 1400. Vẹt Nam Mỹ sống tại các khu vực rừng rậm có nhiều cây cao và các thảo nguyên rộng lớn. Vẹt thường sống theo bầy đàn với số lượng lớn và cùng nhau kiếm ăn, sinh sản và chống lại kẻ thù tấn công.
Trước sự phát triển của đô thị cũng như thay đổi của khí hậu và nạn chặt phá rừng đã khiến cho số lượng vẹt Nam Mỹ suy giảm nhanh chóng, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các nước tại Nam Mỹ đang có chính sách bảo tồn, duy trì và cải thiện số lượng loài vẹt này.
1.2. Đặc điểm ngoại hình
Vẹt Nam Mỹ có ngoại hình vô cùng nổi bật nên được nhiều người yêu thích nuôi làm cảnh hiện nay. Với những đặc điểm ngoại hình vẹt Nam Mỹ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết được giống vẹt này:
- Là loài vẹt có kích thước lớn nhất trong các loài vẹt hiện nay. Đối với con trưởng thành kích thước chiều dài khoảng 80 – 100cm gồm cả đuôi, trọng lượng 900 – 1.7kg.
- Vẹt Nam Mỹ có ngoại hình to lớn, bộ lông sặc sỡ nhiều màu sắc và đặc biệt là lông đuôi rất nổi bật.
- Đầu vẹt Nam Mỹ to và tròn.
- Mỏ to, cứng và rất chắc, nên chúng có thể ăn được các loại thức ăn cứng, hạt ngũ cốc.
- Mỏ của vẹt Nam Mỹ gồm 2 phần: Phần trên dài và to, quặp sâu và bên dưới được ép chặt với mỏ trên.
- Trên mỏ của chúng là mào lớn vô cùng nổi bật và có lớp lông mềm mượt.
- Loài vẹt này có đôi mắt tròn, to và nhiều màu. Màu mắt còn thay đổi tùy theo từng loài, chủ yếu là màu đỏ và đen.
- Vẹt Nam Mỹ có cổ ngắn và to.
- Ngực rất to, lưng cong và bụng rộng giúp chúng có dáng vẻ vô cùng oai vệ.
- Chân vẹt Nam Mỹ ngắn, to và rất khỏe, móng vuốt sắc nhọn giúp chúng bám vào cành cây cũng như cầm nắm thức ăn.
- Vẹt Nam Mỹ có màu sắc đa dạng, cam, vàng, đỏ, lam, trắng, xanh… Chủ yếu là màu xanh, đỏ, vàng trên bộ lông. Màu đỏ của vẹt Nam Mỹ thường ở đầu cánh, bụng, cổ và dưới đuôi. Hai mắt màu trắng.
Tìm hiểu thêm:
- chim bói cá bao nhiêu tiền
- chim nhồng ăn gì
- chim tiểu mi ăn gì
- chim cu gáy ăn gì
- cách nuôi chim bách thanh non
1.3. Tính cách
Vẹt Nam Mỹ được nuôi chủ yếu để làm cảnh và dạy nói, vì vậy việc tìm hiểu tính cách của loài vẹt này là rất cần thiết. Vẹt Nam Mỹ rất hoạt bát và chạy nhảy suốt cả ngày. Khi được nuôi nhốt vẹt Nam Mỹ rất tình cảm với chủ nhân, chúng ồn ào, thông minh và bắt chước được giọng nói rất tốt.
Với từng môi trường sống mà vẹt Nam Mỹ sẽ có tính cách khác nhau. Nếu được chăm sóc tốt chúng sẽ gần gũi với con người, còn khi bị ngược đã và ít giao tiếp vẹt Nam Mỹ trở lên hung dữ, lầm lì. Khi đó bạn sẽ thấy vẹt Nam Mỹ rất khó tính và hay phá phách.
1.4. Tập tính sinh sản
Vẹt Nam Mỹ có tập tính sinh sản thế nào? Loài vẹt này thường sống theo thành từng cặp đôi và sinh sản quanh năm. Thời điểm vẹt Nam Mỹ sinh sản tốt nhất là mùa hè. Vì lúc này nhiệt độ tăng cao, thời tiết ấm áp và có nguồn thức ăn dồi dào giúp vẹt phát triển ổn định.
Vào mùa sinh sản cả vẹt đực và cái cùng nhau làm tổ. Loài vẹt Nam Mỹ thường làm tổ tại các hốc đá cao, hốc cây hoặc cành cây cao để đảm bảo an toàn. Vẹt Nam Mỹ thường làm tổ bằng cành cây khô, rơm rạ hoặc rễ cây để đan thành từng tổ chắc chắn. Sau khi con đực và con cái giao phối sẽ đẻ từ 4 – 8 trứng có màu trắng sữa và khá nhỏ. Sau 20 – 35 ngày trứng sẽ nở, con mái sẽ ấp và con đực đi kiếm thức ăn.
Khoảng 2 – 3 tháng sau vẹt con mọc lông và cùng bố mẹ đi kiếm thức ăn. Vẹt con có thể sống cùng đàn với bố mẹ hoặc tách riêng. Vẹt mẹ và bố tiếp tục chuẩn bị cho mùa sinh sản khác.
1.5. Môi trường sống
Vẹt Nam Mỹ thường sống ở đâu? Loài vẹt này thường sống theo bầy với số lượng lớn và chủ yếu là khu rừng rậm rạp, rừng nhiệt đới có nhiều nguồn thức ăn. Ngoài ra, một số loài vẹt Nam Mỹ cũng sống tại các cao nguyên. Môi trường sống yêu thích nhất của vẹt Nam Mỹ vẫn là vùng nhiệt đới có khí hậu ấm áp.
1.6. Vẹt Nam Mỹ có tuổi thọ bao lâu?
Đây là giống vẹt có tuổi thọ cao nhất trong các loài vẹt hiện nay. Nếu sống trong môi trường thuận lợi và có nguồn thức ăn đảm bảo, vẹt Nam Mỹ có thể sống được khoảng 50 – 60 năm. Đối với môi trường nuôi nhốt vẹt Nam Mỹ sống được khoảng 60 năm nếu được chăm sóc tốt.
2. Cách nuôi vẹt Nam Mỹ hiệu quả
Vẹt Nam Mỹ có thể thích nghi sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Để loài vẹt này phát triển tốt nhất bạn có thể tham khảo cách nuôi vẹt Nam Phi hiệu quả dưới đây:
2.1. Lồng nuôi
Chuồng nuôi vẹt Nam Mỹ không quá cầu kỳ nhưng những loài chim khác, bạn chỉ cần chuẩn bị lồng rộng để vẹt có không gian thoải mái bay nhảy. Tốt nhất nên chọn lồng bằng kim loại vì mỏ của chúng rất khỏe và có thể cắn đứt nan lồng.
Trong lồng cần chuẩn bị đầy đủ máng nước, máng thức ăn, que đậu, máng chắn phân giúp vẹt có môi trường sống tốt nhất. Bên cạnh đó bạn nên treo lồng ở nơi thoáng mát và có nhiều người qua lại giúp chúng dễ dàng giao tiếp, mau biết nói hơn. Nên thường xuyên nói chuyện sẽ giúp vẹt mau nói và nói được nhiều từ hơn, từ đó bạn cũng sẽ dễ dàng huấn luyện được chúng.
Xem thêm:
- vẹt cockatoo giá bao nhiêu
- vẹt lory giá bao nhiêu
- chim đa đa ăn gì
- chim thủy tổ là chim gì
- chim chèo bẻo ăn gì
2.2. Thức ăn
Vẹt Nam Mỹ ăn gì? Thức ăn của vẹt Macaw rất đa dạng, chúng có thể ăn các loại hạt dành cho chim. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc hạt… Không nên cho vẹt ăn caffeine, socola, đường hay muối.
Nên chia thức ăn mỗi ngày cho vẹt khoảng 50% thức ăn hạt và 50% thức ăn rau củ, ngũ cốc. Khi đảm bảo được đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp vẹt phát triển tốt và hoạt động linh hoạt cả ngày.
2.3. Chăm sóc
Khi nuôi vẹt Nam Mỹ bạn nên chú ý tới yếu tố vật chất và tinh thần. Vì khi nhốt trong lồng gò bó nếu không được trò chuyện sẽ khiến vẹt trở lên lầm lì và hung dữ. Tốt nhất bạn nên dành thời gian trò chuyện hàng ngày giúp vẹt trở lên thân thiện hơn.
Trong quá trình nuôi bạn cũng nên chú ý dọn dẹp sạch sẽ lồng nuôi, bỏ vi khuẩn và máng thức ăn thừa. Nên cho vẹt tắm nắng, tắm mát giúp chúng phát triển tốt nhất. Đây là loài vẹt có tuổi thọ rất cao nếu được chăm sóc tốt.
Các bệnh thường gặp ở vẹt Nam Mỹ phải kể tới:
- Bệnh phồng dạ dày: Loại bệnh chưa có cách điều trị dứt điểm và có nguy cơ tử vong cao.
- Bệnh nhiễm khuẩn Psittacine: Là bệnh gặp ở lông và mỏ có khả năng truyền nhiễm gây tử vong cao.
- Bệnh sốt rét có khả năng lây truyền và rất nguy hiểm tới sức khỏe.
- Bệnh lệch khớp mỏ cũng thường gặp ở loài vẹt này, khiến mỏ bị rối loạn thắng và khó khăn khi ăn uống, học nói.
Để tránh vẹt mắc các bệnh trên, trong quá trình nuôi bạn cần chú ý quan sát xem vẹt có dấu hiệu nào bất thường hay không và cho đi chữa sớm. Khi thấy vẹt có những bệnh trên nên đưa chúng đi khám tại các trung tâm thú y càng sớm càng tốt và nên cho tiêm phòng định kỳ để bảo vệ vẹt tốt nhất.
3. Cách huấn luyện vẹt Nam Mỹ
Loài vẹt này có khả năng nói rất tốt và thông minh. Do đó, bạn có thể dạy vẹt cách học nói nhanh chóng và lưu loát. Tuy nhiên để vẹt nói được cần có thời gian kiên trì, bạn nên nói chuyện với chúng thường xuyên vào buổi sáng và tối.
Trong thời gian đầu nên nói chậm và lặp lại nhiều lần giúp vẹt dễ dàng ghi nhớ. Nên dạy vẹt những từ cơ bản như: Gọi tên, chào… Bên cạnh đó, để vẹt mau biết nói bạn nên cho chúng đi tập dượt tới những nơi có nhiều loài vẹt khác để chúng cùng giao tiếp. Hoặc có thể nuôi hai con cùng lồng giúp chúng nhanh biết nói.
4. Giá vẹt Nam Mỹ bao nhiêu tiền?
Là loài vẹt có ngoại hình đẹp nổi bật và vô cùng thông minh, vì vậy giá vẹt Nam Mỹ khá đắt đỏ. Giống vẹt này chủ yếu nhập từ nước ngoài nên việc mua cũng không hề đơn giản. Để mua vẹt Nam Mỹ bạn nên liên hệ trước với cửa hàng chim cảnh để được đặt mua.
Giá vẹt Nam Mỹ khoảng 3 – 60 triệu đồng/con. Tùy theo vào kích thước, ngoại hình, độ tuổi và khả năng nói chuyện. Hiện nay trong nước có một số địa chỉ nuôi vẹt sinh sản nên giá thành cũng rẻ hơn so với vẹt nhập khẩu.
Trên đây là những thông tin về vẹt Nam Mỹ, hy vọng My Pet có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loài vẹt này và có cách nuôi hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, bạn vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này nhé!