Cá Otto: Đặc điểm, Cách nuôi – Ăn gì, Giá bao nhiêu?

bởi

trong

Đôi khi trong bể có nhiều thủy sinh, các loài động vật khác nhau sinh sống dễ khiến nguồn nước bị bẩn. Cho nên nhiều người đã lựa chọn nuôi cá Otto là một chủng cá dọn bể. Nội dung bài viết này sẽ tập trung vào giới thiệu giống cá này để ai có ý định mua hiểu rõ.

1. Giới thiệu về cá Otto

Cá Otto có tên khoa học là Otocinclus affinis, thuộc chi Macrotocinclus của họ Loricariidae. Được xếp vào chủng loại cá dọn bể, chúng làm sạch môi trường nước và bể nuôi cá cực kỳ hiệu quả. Cho nên hiện giờ mới có nhiều người chọn nuôi vì chúng vừa đẹp vừa có công dụng tốt.

Giới thiệu về cá Otto

2. Công dụng của cá Otto

Giống cá này đúng như tên gọi chúng có công dụng dọn bể hiệu quả. Chúng có thể ăn được rong râu, hút bùn, nhớt, răn những loại vụn thức ăn thừa trong bể. Thanh lọc cho môi trường nước trong bể sạch sẽ, tránh bị ô nhiễm. Khi có giống cá này thì trong bể không còn hiện tượng bị đục, khiến cá dễ nhiễm bệnh nữa.

Những loại bể lớn có nuôi nhiều loại cá, cây thủy sinh, cát sỏi thì nên nuôi giống cá dọn bể để làm sạch bể thường xuyên. Chúng chăm chỉ lau chùi, dọn vụn thức ăn, rong rêu liên tục không biết mệt, đỡ cho chủ nhiều công sức và thời gian lọc bể.

3. Đặc điểm của cá giống Otto này có gì?

Có nhiều đặc điểm khác biệt về giống cá này mà mọi người tìm hiểu. Nhất là những người có nhu cầu nuôi giống này ngày càng cao. Bên dưới đây vietanimal.com sẽ nêu rõ cho mọi người nắm được:

3.1. Về đặc điểm ngoại hình

Về ngoại hình của giống cá này thì rất đặc biệt, chúng có màu xám trắng, xám vàng, ghi ở trên thân. Cá này có một vệt đen chạy dọc từ phần miệng cho tới tận đuôi. Thân cá thường có màu trắng bạc hoặc vàng trắng, các vảy dưới nắng cũng săn chắc và óng ả.

Khi trưởng thành thì kích thước của cá đạt khoảng 5cm, tương đối bẻ. Da của chúng trơn bóng, chiếm khoảng ⅗ kích thước tổng thể. Phần đầu của cá hơi nhọn, trán rộng, gù xuống, miệng chúng hơi bè và có màu trắng. Vây của cá thì khá nhỏ nhưng chúng lại bơi rất khỏe, nhanh nhẹn di chuyển.

Theo người có kinh nghiệm chia sẻ thì giống cá này nên nuôi theo đàn, chừng 5 – 8 con cùng 1 bể là tốt.

3.2. Tính cách của cá

Otto là giống cá chỉ sống theo đàn, chúng vui vẻ, không hung hãn. Không nên nuôi cá đơn vì chúng dễ bị stress, mệt mỏi, chán ăn. Tính cách của chúng được nhận xét là hiền lành, dễ chung sống hòa bình với các giống khác. Chúng nếu sợ hãi trước loài cá khác hoặc điều gì đó thì hay có tập tính trốn dưới gốc cây, tán cá um tùm hoặc hốc đá cả ngày.

Chúng vào ban đêm thực sự quậy và hoạt động tích cực. Đôi mắt tinh ranh của chúng giúp chúng sinh sống tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng. Chúng tôn trọng đồng loại và các sinh vật khác trong bể nên hòa bình, không tấn công hoặc lùa theo đuổi.

Chúng hay thích kiếm ăn vào ban đêm, lúc này chúng tìm kiếm những thứ yêu thích và tính cách khác hẳn ban ngày. Không có chuyện tranh giành thức ăn giữa Otto và các giống cá khác.

4. Chia sẻ kinh nghiệm về cách nuôi cá Otto – Ăn gì?

Những chuyên gia về cá cảnh đều khuyên người chơi nên tìm hiểu kỹ về cách nuôi từ điều kiện bể, nguồn nước, thức ăn để có thể giúp cá được khỏe mạnh và tinh thần tốt. Cụ thể vietanimal.com có chia sẻ về cách nuôi cá Otto chi tiết bên dưới đây:

4.1. Môi trường sống cho cá

Giống Otto dễ chung sống hòa bình với các giống cá khác, chúng không yêu cầu cao về chất lượng nguồn nước cũng như bể. Tuy nhiên cũng cần định kỳ thay nước tránh bị ô nhiễm, khi thay thì thay một phần, không nên thay toàn bộ nước mới khiến cá không thích nghi kịp với nước mới. Chúng khá nhạy cảm với sự thay đổi từ môi trường nước.

Nguồn nước tránh sử dụng nhiều hóa chất khiến cá khó chịu. Chẳng hạn không nên dùng thuốc diệt rêu, diệt ốc, hóa chất làm sạch nước. Điều này đảm bảo cho cá được khỏe và sử dụng nguồn nước an toàn.

Có thể trang trí bể thủy sinh với nhiều loại cây, rong rêu, tảo, bèo Nhật, cây có tán lá rộng che bớt ánh sáng. Như vậy thuận lợi cho sự phát triển của cá hơn và giúp chúng được vui vẻ.

Nhiệt độ lý tưởng nên để trong khoảng từ 21 đến 26 độ C. Độ pH lý tưởng điều chỉnh trong khoảng từ 6,6 đến 7,5. Độ dH thích hợp trong tầm từ 0 đến 10. Còn Nitrate thiết lập từ 0 đến 20 ppm là ổn.

Kích thước bể thiết kế với kích thước tối thiểu từ 30 đến 50 lít, có thể lớn hơn để cho cá tự do bơi lội, thoải mái phát triển tốt nhất. Tính cách giống cá này ôn hòa nên có thể nuôi chung cùng nhiều giống khác.

Chia sẻ kinh nghiệm về cách nuôi cá Otto - Ăn gì?

4.2. Thức ăn của cá

Cá Otto ăn gì? Otto có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau cho nên không phải quá đau đầu trong việc chọn lựa. Chúng ăn được rong, rêu, tảo, cây thủy sinh đang bị phân hủy. Ăn được cả vụn bẩn và nhớt dính trên tấm kính của bể.

Về thức ăn của cá Otto thì bạn có thể cho ăn thức ăn tươi, cám, tảo xoắn… Như vậy chúng sẽ có được sự phát triển bình thường. Chú ý rằng loài này tương đối khó thích nghi với thức ăn công nghiệp cho nên bạn có thể linh hoạt cho ăn loại khác. Chẳng hạn như rêu, tảo, còn bổ sung rau củ quả như bí luộc, dưa chuột, cà rốt, súp lơ,…Chúng thích ăn rau nên khi cho vào chúng sẽ ăn ngay.

Tép, tảo cầu, rêu là những thức ăn được nhiều người chia sẻ rằng có lợi cho Otto nên bạn đừng bỏ qua. Nếu cá còn nhỏ, kích thước miệng không quá lớn thì nên băm nhỏ thức ăn ra.

5. Một số giống cá nuôi chung được với Otto

Otto có tính cách hiền lành cho nên có thể nuôi chung được với nhiều giống cá cảnh khác bình thường. Nhưng nếu là cá quá hung hăng, kích thước lớn thì khả năng có các trận rượt đuổi cũng xảy ra.

Một số giống cá được nhận xét là chung sống hòa bình được với Otto có thể kể tới như cá Bảy Màu, Diếc Anh Đào, Mèo Sọc Dưa, Sóc Đầu Đỏ,…Có thể sống chung với cả tép, tôm.

6. Về vấn đề sinh sản của Cá Otto

Cá Otto hiện nay tại thị trường Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài, được nuôi và bán tại các trại giống cá. Chúng khó để nhân giống và lai tạo nên cần có kỹ thuật và hỗ trợ đúng cách mới nhân giống số lượng lớn. Việc giúp chúng thụ trứng thành công trong bể nuôi tại nhà cần cập nhập nhiều kiến thức khác nhau.

Muốn nhân giống cá này số lượng nhiều thì anh em chú ý chọn được các cặp đực và cái khỏe mạnh, không có mầm bệnh. Tạo điều kiện trong bể có nhiều cây thủy sinh cho cá thích thú để chúng giao phối và thụ thai thành công. Điều chỉnh được nhiệt độ trong khoảng 23 đến 25, PH khoảng 7 và DH là 10.

Mỗi lần mang thai thì cá có thể để được 20 trứng, không phải là con số nhiều. Khi đẻ trứng ra thì bạn cần tách riêng ở nơi an toàn, tránh những giống cá thích ăn trứng nhăm nhe tới. Tỷ lệ trứng nở và thành công ra cá con trên 50%, phải am hiểu kỹ thuật mới nuôi cá khỏe được.

Cập nhập về giá bán cá giống Otto trên thị trường

7. Cập nhập về giá bán cá giống Otto trên thị trường

Về cá Otto giá trên thị trường hiện nay có giá tương đối rẻ. Chỉ dao động trong khoảng 20.000 – 40.000đ/con tùy vào kích cỡ, màu sắc, tình trạng sức khỏe của cá. Giống cá này được bán khá phổ biến ở nhiều địa chỉ, cửa hàng và shop bán online.

Mọi người nên chú ý lựa chọn địa điểm nuôi cá uy tín, có tiếng tăm để có thể mua được những chú cá khỏe, không chứa mầm bệnh sẵn. Như vậy an toàn hơn trong việc chăm sóc chúng được khỏe mạnh, phát triển tốt.

8. Một số lưu ý khi nuôi cá giống Otto

Khi nuôi giống Otto này cần phải có những lưu ý trong quá trình chăm sóc, nuôi nấng và bảo vệ sức khỏe của chúng. Nếu bạn mới bắt đầu nuôi cá cảnh thì có thể tham khảo thông tin về giống cá này:

  • Giống cá có tính cách này có tính cách hiền lành, ít xung đột với cá khác cho nên phải cẩn thận không nuôi cùng cá hung dữ kẻo rượt Otto khiến chúng stress
  • Nếu bạn gặp tình trạng cá bám thành bể hoặc ở vị trí một thời gian dài, không di chuyển thì khả năng nước ở đó có vấn đề. Chúng có tính cách chăm sóc dọn sạch rong rêu, vụn bùn, thức ăn thừa nên sẽ dọn cho sạch. Bạn nên thay đổi nguồn nước sạch hơn, tránh nhiễm bệnh cho loài khác trong bể
  • Khi thấy cá cá có phần bụng to tròn hơn trước thì nên kiểm tra xem có đúng là chúng đang mang thai hay không để áp dụng cách chăm sóc đặc biệt
  • Trong đàn mà có những con cá màu nhạt hơn thì nên kiểm tra, có thể là báo hiệu của tình trạng chúng đang bị sốc nước.
  • Trên cơ thể của cá có nhiều đốm trắng, đỏ trên khắp thân thì có thể là dấu hiệu báo chúng bị bệnh. Bạn nên tách riêng cá ra khỏi bể riêng, kiểm tra và điều trị cho chúng khỏi bệnh.

9. FAQ về cá Otto

Bên dưới đây sẽ giải đáp một số câu hỏi về Otto:

Cá Otto có ăn tép hay không?

Không. Otto vốn là giống cá hiền lành, chúng thân thiện và không tấn công giống khác. Chúng không ăn tép cho nên thả vào thì cũng không bị ăn hết.

Tuổi thọ của Otto là bao nhiêu lâu?

Giống Otto này có tuổi thọ sống trung bình là 3-5 năm trong điều kiện môi trường và chăm sóc bình thường. Nếu chăm sóc tốt thì có thể sống lâu hơn, còn nếu mắc bệnh thì có thể chết bất cứ lúc nào.

Địa chỉ nào bán cá Otto?

Nếu bạn đang tham khảo địa chỉ tư vấn kỹ về Otto, có trại cung cấp cá rõ nguồn gốc thì liên hệ với vietanimal.com. Cửa hàng nhập giống cá này chất lượng cao, giá bán phải chăng trên thị trường.

Cá có cần oxy hay không?

Giống Otto này thường thích sống phần dưới đáy hoặc tầng giữa của bể nước. Chúng chỉ ngoi lên trên mặt nước khi thiếu oxy, thực sự chúng cần oxy trong bể. Cho nên bạn chú ý cung cấp oxy hoặc dụng cụ để cấp lượng chất này cho cá khỏe mạnh.

Bài viết đã nêu tường tận thông tin về cá Otto là cá gì, sống như thế nào, cách nuôi ra sao. Khi bạn hiểu thì từ sau có thể mua về và áp dụng cách thức nuôi đúng kỹ thuật, giúp cá khỏe, có ngoại hình đẹp hơn.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *