Cá Trâm ăn gì? Có ăn tép? Có dễ nuôi không? Giá bao nhiêu?

Cá Trâm là một trong những giống cá cảnh được rất nhiều người yêu cá muốn chọn nuôi. Giống cá này có màu sắc và hình dáng bắt mắt, nhỏ nhắn nhưng có sức sống mãnh liệt. Trong bài viết này, vietanimal.com sẽ giới thiệu chi tiết giống cá này tới mọi người cùng hiểu.

1. Tìm hiểu về Cá Trâm

1.1. Cá Trâm là Cá gì?

Cá Trâm gọi với tên khoa học Boraras urophthalmoides, chi thuộc Boraras. Đây là một giống cá cảnh, được đông đảo những người thích chơi hệ thủy sinh đặc biệt yêu thích. Với vẻ ngoài nhỏ nhắn, lanh lợi, màu sắc đẹp khi cho vào trong bể cá cảnh nhanh chóng thu hút những người yêu cá. 

Đây là một giống cá nhỏ thuộc họ cá Chép, xuất xứ từ Thái Lan, Việt Nam, các nước trong khu vực Đông Nam Á. Giống cá này sống ở nhiều khu vực khác nhau như ở suối, sông, ao, hồ, các đầm lầy,… Chúng thích nghi tốt với nhiều môi trường khác nhau, chúng có sức sống rất mãnh liệt. 

Giống cá Trâm này có màu sắc đẹp với một vệt đỏ dọc thân từ đầu tới đuôi. Hiện nay tại Việt Nam có nhiều địa chỉ cung cấp giống cá này nên anh em thích có thể tìm mua được.

Tìm hiểu về Cá Trâm
Đôi nét về giống cá Trâm

1.2. Ngoại hình

Giống cá này nhỏ nhắn, kích thước chỉ khoảng 16mm. Vẻ ngoài nhỏ, màu sắc rực rỡ xinh xắn, chúng tạo điểm nhấn nổi bật trong bể. Trên thân có nhiều màu sắc khác nhau, có phần vạch đỏ/cam/xanh dọc thân từ đầu tới đuôi. Đôi mắt của chúng to tròn, liên tục quan sát xung quanh. 

Chúng có bộ vây màu nhạt, phần đuôi óng ánh màu sắc bắt mắt. Dù bé xíu nhưng nhìn kỹ vẫn nhìn rõ được bộ vây, vây đuôi của chúng. Ở phía đuôi của cá có một dấu chấm màu đậm, miệng cá khá bé. 

Cách nuôi giống cá Trâm - Ăn gì để phát triển?
Đặc điểm của cá Trâm

2. Cách nuôi giống cá Trâm – Ăn gì để phát triển?

Cách nuôi cá Trâm này cần phải chú ý tới nhiều đặc điểm khác nhau mới giúp chúng được khỏe mạnh, chịu ăn và phát triển tốt. Bên dưới đây sẽ chia sẻ các kinh nghiệm nuôi cá:

2.1. Môi trường sống 

Về môi trường sống của giống cá này thì nên nuôi trong bể thủy sinh đầy đủ. Bổ sung thêm bộ lọc khí nhỏ, chiếu sáng sử dụng đèn bàn để đảm bảo nhiệt độ, độ sáng. Thời gian chiếu sáng thì nên để 8h trong 1 ngày là đủ. Chú ý 1 tuần thay nước 2 lần cho sạch sẽ, cần đảm bảo nước máy pha thêm than bùn, nước mưa. 

Hồ cá nên xây dựng bố cục giống trên hồ, sông để cá cảm thấy thoải mái, thích thú hơn. Nên dùng cát trơ để làm nên hồ, chúng cá chịu bơi ở khu vực tầng đáy hơn nữa. Trồng thêm vài bụi cây thủy sinh để cá tiện ẩn nấp khi cảm giác không an toàn. Đảm bảo trong hồ có các khoảng trống để cá tự do bơi lội, tâm trạng được khỏe khoắn hơn nhiều.

Giống cá này thường sống theo đàn, cho nên bạn cần nuôi một đàn cá trung bình khoảng 6-7 con, nuôi càng đông càng thích thú, vui vẻ. Thêm vào đó giống cá này nhỏ nên không tốn nhiều diện tích. Tránh nuôi 1-2 con để chúng cảm thấy cô đơn, lạc lõng, tâm trạng không được tốt. 

Nhiệt độ nước trung bình từ 21 đến 26 độ C. Độ pH nên đảm bảo trong khoảng 6 đến 7,5 phù hợp với cá. Độ cứng của Cacbonat trung bình từ 7 đến 14 ° dGH. Còn CO2 tương thích đảm bảo trong khoảng từ 0 đến 30 mg/L. Như vậy giúp cho cá được phát triển tốt nhất.

Cho Cá Trâm ăn gì?
Môi trường sống của cá Trâm

2.2. Cho Cá Trâm ăn gì?

Cá Trâm ăn gì để chúng phát triển tốt? Giống cá này ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên vì kích thước chúng nhỏ nên chú ý chọn thức ăn nhỏ hoặc nghiền nhỏ để chúng có thể nuốt được. Một số loại thức ăn tươi cỡ nhỏ như bobo, trùn cám, artemia,… Cũng có thể cho chúng ăn một số loại thức ăn khô như viên nhỏ, nghiền nát, tấm vụn, thức ăn lạnh. 

Với thức ăn cỡ lớn mềm thì chúng có thể rỉa được nhưng cũng khá tốn thời gian. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều đồ ăn trong bể sẽ khiến hồ nước bị bẩn, không tốt cho sức khỏe của cá. Giống Trâm cá này cũng có thể ăn được các giống cây cỏ trong bể. 

Tìm hiểu thêm:

2.3. Các hành vi của cá

Giống cá này vốn thích hợp sống ở vùng nước ngọt, đầm lầy, cánh đồng. Thi thoảng lại thấy chúng ở sông, suốt cho nên tạo điều kiện bể nước nuôi cũng gần như trong môi trường tự nhiên. 

Giống cá nhỏ bé này sợ dòng chảy nước, sợ nước mạnh sẽ ảnh hưởng tới tinh thần nên cần đặt biệt để ý lực nước. Với giống đực khi ở trong điều kiện môi trường thích hợp thì tính cách chúng hung hăng, màu đậm, bơi lội mạnh và còn có mong muốn chiếm thêm nhiều vùng lãnh thổ. 

Trâm cá có thể nuôi chung với các loại cá nào?
Tìm hiểu hành vi của cá Trâm

2.4. Trâm cá có thể nuôi chung với các loại cá nào?

Bình thường thì tính cách của giống cá này hiền hòa, thân thiện nên hoàn toàn có thể sống chung với các loài khác. Chẳng hạn như Characin hay họ cá chép Cyprinid. Chúng thích nghi tốt với môi trường, linh hoạt nên cũng không có nhiều điều lo ngại. 

Chú ý những giống cá lớn như Hồng két, cá Dĩa, cá Ông tiên thì chúng có thể xem cá Trâm như mồi nên tránh nuôi cùng. Ngoài ra còn những giống cá hiếu chiến như cá Chuột, Heo Hề, Betta hay thích đi săn, rượt đuổi giống Trâm nên cần tránh. Chúng có thể khiến bị sợ hãi, stress vì bị săn đuổi liên tục. 

2.5. Vấn đề sinh sản của cá

Giống cá này khi tới tuổi trưởng thành thì sẽ ghép đôi với nhau và sinh sản bình thường. Điều kiện sống trong hồ tốt thì chúng sẽ mang thai nhanh, đẻ trứng với số lượng vừa phải. Các cặp cá ba mẹ khi sinh xong thì lại không hề chăm sóc trứng, thậm chí còn ăn luôn trứng và cá con. Cho nên khi chúng đẻ xong thì nên tách ra để chăm sóc riêng cẩn thận hơn, tránh bị cá bố mẹ ăn hết. 

3. Giá bán của giống cá này trên thị trường

Giá cá Trâm trên thị trường tương đối rẻ, vào khoảng 40.000 – 60.000đ/100 con. Giá bán này rẻ, hiện tại có nhiều cửa hàng, shop bán cá online bán nên không khó để mua được về làm cá cảnh. Khi mua cá cần cẩn thận trong việc lựa chọn những con lanh lợi, khỏe mạnh, không bệnh tật.

Giá bán của giống cá này trên thị trường
Giá bán của giống cá này trên thị trường rẻ

FAQ về giống Trâm cá

Bên dưới đây sẽ có cung cấp một số giải đáp về giống Trâm cá này:

Cá Trâm có dễ nuôi không?

Theo đánh giá từ chuyên gia động vật học thì giống cá này thuộc loại dễ nuôi. Chúng thích nghi tốt với các môi trường sống khác nhau, bản tính dễ, hài hòa, chúng cũng ăn tạp nhiều loại thức ăn khác nhau. 

Cá Trâm có ăn tép con không?

Có. Giống cá này có ăn tép con vừa miệng của chúng lại vừa là thức ăn tươi. Cho nên nếu thả nhiều tép con vào thì nhanh chóng sẽ bị tiêu diệt. 

Cá Trâm nuôi chung với tép được không?

Giống cá này ăn tép con nhưng với tép to thì chúng lại hầu như không hứng thú, không ăn được. Cho nên nếu cho chung tép lớn vào trong bể thì vẫn sống tốt với giống Trâm cá này. 

Toàn bộ thông tin từ vietanimal.com chia sẻ thì giờ mọi người đã hiểu hơn về giống cá Trâm. Bạn có bể cá muốn nuôi thêm nhiều giống cá khác nhau để vui mắt thì có thể mua thêm giống cá này vào trong bể. Hy vọng với thông tin chia sẻ thì mọi người hiểu rõ đặc tính và áp dụng cách nuôi tốt nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây