Cách trị các bệnh thường gặp của Cá Thần Tiên: sình bụng, thối vây, bị nấm,…

Cá Thần Tiên không phải là giống dễ nuôi hoàn toàn và có sức sống mãnh liệt. Trong quá trình sinh trưởng thì có nhiều tác động khác nhau khiến cho cá bị bệnh. Bên dưới đây vietanimal.com sẽ nêu rõ bệnh và cách trị các bệnh thường gặp của Cá Thần Tiên để mọi người tiếp nhận thông tin áp dụng trên thực tế.

1. Cá Thần Tiên bị sình bụng

Bệnh sình bụng là một trong số các bệnh thường gặp của Cá Thần Tiên. Thần Tiên. Với bệnh này thì khi gặp phải cần dùng thuốc hoặc nước muối thả vào trong nước bể hoặc hồ. Thực hiện việc khử trùng vết thương, kháng khuẩn, kháng viêm cho cá. Chú ý tình trạng của cá, theo dõi vài ngày sau xem bụng bớt sình chưa.

Cá Thần Tiên bị sình bụng
Cá Thần Tiên bị sình bụng

Hạn chế nguy cơ lây nhiễm cá Thần Tiên bị sình bụng thì nên thay nước, khử trùng trước khi ăn. Ngoài ra về thực đơn cho cá thay đổi cho đồ ăn nhẹ để tiêu hóa được hiệu quả hơn. Cân đối dinh dưỡng cho cá, chọn lọc thực phẩm an toàn. 

Có thể tăng đề kháng hơn cho cá bằng một số bài tập đơn giản, để bể đủ rộng cho chúng bơi lội. Cho cá phơi nắng mỗi ngày chừng 30 – 60 phút, cho cá ở bể nơi đủ sáng. 

Nếu cá bị sình bụng thì nên cách ly với những con cá khác để dễ điều trị và tránh bị lây nhiễm nặng thêm. Dọn bể trung bình khoảng 2 lần 1 tuần, bỏ đi thức ăn thừa và chất thải của cá. 

2. Cá Thần Tiên bị thối vây

Tình trạng cá thần tiên bị Thối Vây cũng thường gặp do bị nhiễm trùng, vi khuẩn tấn công. Nếu không điều trị thì căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn, thậm chí là tử vong. Căn bệnh thối vây này có thể bị lây lan sang cá khác nên nếu con nào mắc phải thì cần cách ly sang nơi khác. 

Cá Thần Tiên bị thối vây
Cá Thần Tiên bị thối vây

Cách chữa bệnh này thì bạn cần phải thay nước cho cá 25%. Kiểm tra các yếu tố khác như nồng độ clo, amoniac, pH, nhiệt độ, nitrit và nitrat. Dùng viên nén Tri-Sulfa của Blue Planet, API Stress Coat, Melafix hoặc là sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh này. Bỏ đi than hoạt tính khỏi bộ lọc trong quá trình xử lý. 

3. Cá Thần Tiên bơi nghiêng

Bạn theo dõi thấy cá bơi nghiêng có thể do mắt chúng gặp vấn đề.  Cụ thể một số con cá Thần Tiên bị đục khiến chúng ảnh hưởng quá trình bơi lội. Nếu bị bệnh này thì bạn cần mua thuốc nhỏ mắt, chữa trị tình trạng đục này. Nhỏ đều đặn cụ thể 1 ngày nhỏ 2-3 lần theo dõi khỏi không.

Cá Thần Tiên bơi nghiêng
Cá Thần Tiên bơi nghiêng

Nếu không phải mắt đục mà cá vẫn bơi nghiêng có thể gặp vấn đề về rối loạn bong bóng. Tình trạng về táo bón, phì các cơ quan, viêm nhiễm ngăn cản cá hoạt động bình thường. 

Muốn trị bệnh cá Thần Tiên bơi nghiêng cần tăng nhiệt độ trong nước, giúp cho cá tiêu hóa tốt hơn. Cho cá nhịn ăn khoảng 3 ngày, lúc này cơ quan trong cơ thể của cá sẽ được ổn định trở lại. Hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, giúp bong bóng ổn hơn. Sau đó cho cá ăn lại bình thường. 

4. Cá Thần Tiên bị nấm

Nấm là 1 trong số các bệnh bệnh thường gặp của Cá Thần Tiên. Tình trạng cá Ông Tiên bị nấm sẽ xuất hiện phát ban, cơ thể phủ lớp nấm mỏng, dạng sợi hoặc bột. Nấm này lây lan nhanh khiến cho cá yếu sức, cạn kiệt, ngoại hình cũng bị xấu đi nhiều. Có một số dòng thuốc trị cá Thần Tiên bị nấm như Bio kock 2, Biozym Bacterial Control, Tetra nhật, Pimafix,…

Trong bể chứa nuôi cá thì nên tăng nhiệt độ lên tầm khoảng 30 độ. Có thể mua sản phẩm sưởi cho hồ cá để trị bệnh nấm. Vệ sinh định kỳ bể cá, hút phân đảm bảo môi trường nước sạch sẽ. Cải tạo hệ thống lọc, giảm lượng vi khuẩn, tiêu diệt nấm. Cho cá ăn thức ăn phù hợp để gia tăng sức đề kháng.

Tìm hiểu thêm:

5. Cá Thần Tiên bị xuất huyết

Xuất huyết, một vấn đề đáng lo ngại đối với những ai đang chăm sóc cá thần tiên. Nguyên nhân gây xuất huyết chủ yếu được chia thành hai loại: gây ra bởi vi khuẩn (có khả năng điều trị hoàn toàn) và gây ra bởi virus (chưa có phương pháp điều trị hiệu quả).

5.1. Nguyên nhân

  • Cá nhiễm vi khuẩn từ môi trường ngoại nhập (có thể bắt nguồn từ việc thêm cá mới vào bể hoặc sử dụng các dụng cụ nhiễm bệnh).
  • Sức đề kháng của cá giảm (do tình trạng stress, đánh nhau, biến động nhiệt độ, sốc nước, thiếu oxi, v.v.).
  • Môi trường nước ô nhiễm (thiếu thay nước, nồng độ chất độc hại như NH3, NO3, hữu cơ hòa tan cao).
  • Mật độ nuôi lớn dẫn đến quá tải bộ lọc.
Cá Thần Tiên bị xuất huyết

5.2. Dấu hiệu

  • Các dấu hiệu của cá nhiễm bệnh phân thành 3 giai đoạn khác nhau. Phát hiện sớm giúp việc điều trị trở nên hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.

5.3. Cách Điều trị

  • Phát hiện sớm biểu hiện của cá để có giải pháp kịp thời.
  • Sử dụng kháng sinh theo liều lượng và thời gian đúng, tránh tình trạng kháng thuốc.
  • Sử dụng dụng cụ và bể riêng biệt để điều trị, ngăn chặn lây nhiễm chéo giữa các bể.

5.4. Lưu ý trong quá trình điều trị xuất huyết cho cá Thần Tiên

  • Doxycycline và ciprofloxacin là hai loại kháng sinh được phép sử dụng trên người. Tuy nhiên, khi sử dụng, hãy đeo găng tay và tránh hít phải thuốc.
  • Doxycycline khi phân hủy có màu nâu đỏ và có tính chất độc hại khi tiếp xúc trực tiếp.
  • Tránh lạm dụng kháng sinh để tránh tình trạng kháng thuốc ở lần nhiễm khuẩn sau.
  • Không nên bắt cá từ cửa hàng nếu phát hiện biểu hiện xuất huyết, để tránh rủi ro lây nhiễm cho cá khác trong bể.
  • Oxytetracycline và Tetracycline không hiệu quả đối với nhiễm khuẩn này do kháng với nhiều chủng vi khuẩn.

6. Cá thần tiên bỏ ăn – tuyệt thực

Tình trạng bỏ ăn ở cá thần tiên khiến chúng trở nên lờ đờ, chậm chạp và nếu bạn không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

Khi phát hiện các dấu hiệu bỏ ăn, bạn cần đặt bể cá ở môi trường yên tĩnh, với nhiệt độ nước ổn định khoảng 30 độ C. Và điều quan trọng nhất là thay đổi chế độ dinh dưỡng của cá, như cung cấp các loại thức ăn phù hợp. Cá thần tiên chủ yếu ăn giun, động vật thân giáp, côn trùng, chất thực vật và các loại thức ăn tổng hợp dạng hạt. Bạn nên thường xuyên thay đổi thức ăn cho bể cá của mình sẽ giúp tránh tình trạng bỏ ăn.

FAQ về các bệnh thường gặp của cá Ông Tiên

Giải đáp các thắc mắc về bệnh thường gặp của cá Thần  Tiên:

Cá Ông Tiên có mắc đốm trắng không?

Có. Giống cá này cũng dễ mắc bệnh đốm trắng, bị nhiễm do ký sinh trùng gây ra. Bệnh này điều trị bằng cách dùng thuốc tím, muối hột ít bonsoi…Đồng thời tăng nhiệt độ nước lên từ 32 đến 35 độ C trong khoảng 5 ngày ổn định cho cá. 

Cá Ông Tiên có mắc bệnh Exophthalmia?

Muốn chữa bệnh Exophthalmia cho cá thì cần phải dọn dẹp bể sạch sẽ, thay nước thường xuyên. Có thể dùng thuốc sát khuẩn để trị bệnh cho cá. 

Cách nâng cao tuổi thọ cho cá?

Cách để nâng cao tuổi thọ cho cá Thần Tiên:
– Bạn cần phải biết chọn giống cá khỏe mạnh. 
– Lựa chọn bể có kích thước phù hợp, đủ rộng cho chúng phát triển. 
– Chú ý tới các thông số nước như nhiệt độ 76-82 ° F, PH nước 6,5-7,5, Độ cứng của nước từ 5 ° -13 °
– Cho ăn những loại thực phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng,…

Cá Thần Tiên có thể mắc các bệnh nào khác?

các bệnh của cá Thần Tiên khác ở giống cá Thần Tiên như virus, bệnh lỗ trên đầu, lông nhung, bông len, sa dạ con… 

Việc biết cách trị các bệnh thường gặp của Cá Thần Tiên rất quan trọng. Những người yêu thích giống cá này cần tổng hợp nhiều kinh nghiệm càng tốt để có thể chăm sóc hiệu quả khi mua về. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây